Ông này là Đấng Kitô (6.4.2019 – Thứ Bảy Tuần 4 Mùa Chay)
Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì, nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.
A
A+
color:
Lời Chúa: Ga 7, 40-53
Khi ấy, sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng: “Ông này thật là vị ngôn sứ.” Kẻ khác rằng: “Ông này là Ðấng Kitô.” Nhưng có kẻ lại nói: “Ðấng Kitô mà lại xuất thân từ Galilê sao? Nào Kinh Thánh đã chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Ðavít và từ Bêlem, làng của vua Ðavít sao?” Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ. Một số trong bọn họ muốn bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt. Các vệ binh, trở về với các thượng tế và người Pharisêu. Họ liền hỏi chúng: “Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây?” Các vệ binh trả lời: “Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy!” Người Pharisêu liền nói với chúng: “Cả các anh nữa, các anh cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pharisêu, đã có một ai tin vào tên ấy đâu? Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân bị nguyền rủa!” Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, trước đây đã đến gặp Ðức Giêsu; ông nói với họ: “Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?” Họ đáp: “Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao? Ông cứ nghiên cứu, rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilê cả.” Sau đó, ai nấy trở về nhà mình.
Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm qua cho thấy người Do Thái không tin Đức Giêsu là Kitô
vì đối với họ, Đấng Kitô phải là người mà họ không biết xuất thân từ đâu.
Còn Đức Giêsu thì họ tự hào đã quá biết gốc gác của Ngài (Ga 7, 27).
Bài Tin Mừng hôm nay lại tiếp tục cuộc tranh luận về căn tính của Đức Giêsu.
Đức Giêsu gây ra một sự chia rẽ trong dân chúng
đang nghe Ngài giảng tại Đền thờ Giêrusalem (cc. 40-45).
Có những người tin Ngài là Vị Ngôn sứ được ông Môsê tiên báo (Đnl 18, 15).
Có người lại cho Ngài là Đấng Kitô (c.41).
Có người không đồng ý như thế, vì Đức Giêsu xuất thân từ Galilê,
còn Đấng Kitô thì phải xuất thân từ Bêlem, quê của vua Đavít (c.42).
Thật ra chuyện gốc Đức Giêsu ở đâu, chẳng quan trọng mấy.
Chuyện quan trọng là Đức Giêsu Nazareth ấy xuất thân từ Thiên Chúa.
Đức Giêsu còn gây ra sự chia rẽ trong giới lãnh đạo.
Các thượng tế và người Pharisêu đã sai các vệ binh đi bắt Đức Giêsu (c.32).
Nhưng họ đã không tuân lệnh các nhà lãnh đạo ấy,
chỉ vì họ bị ngây ngất trước lời giảng dạy đầy quyền uy của Đức Giêsu.
“Xưa nay chưa hề có ai nói năng như người ấy” (c. 46).
Nhận xét của họ còn đúng mãi đến tận thế.
Trước chuyện bất phục tùng của các vệ binh, người Pharisêu cảm thấy bực bội.
Họ không thể hiểu được tại sao các vệ binh lại có thể bị lừa dối dễ đến thế.
Vì khinh bỉ những người tin vào Đức Giêsu,
Họ gọi những người này là bọn dân đen, dốt nát không biết Lề Luật.
Ai không biết Lề Luật thì cũng chẳng thể giữ Lề Luật,
nên đây đúng là những người bị Thiên Chúa nguyền rủa (c. 49).
Thật ra không phải là không có thủ lãnh nào trong dân tin vào Đức Giêsu.
Ông Nicôđêmô là một thủ lãnh (Ga 3,1) đã đến gặp Đức Giêsu ban đêm.
Ngay bây giờ ta sẽ thấy ông dám lên tiếng để bênh vực cho Ngài (c. 50).
Ông đòi Đức Giêsu phải có tiếng nói trước khi bị kết tội (x. Đnl 1, 16-17).
Khi kết án Ngài cách vội vã, Thượng Hội Đồng Do Thái đã phạm luật.
Nhưng tiếng nói của ông Nicôđêmô đã không được nghe nghiêm túc.
Bất chấp vai vế của ông, ông cũng bị chế nhạo:
“Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao?” (c.52).
Người Galilê là hạng người bị coi khinh vì ít giữ Luật so với người Giuđê.
Nhưng đừng quên từ Galilê cũng có ngôn sứ Giôna, con ông Amíttai (2V 14, 25).
Thái độ của những thượng tế và người Pharisêu thật đáng ta suy nghĩ.
Họ khép lại trong thành kiến với Đức Giêsu.
Họ vùi dập bất cứ ai có cái nhìn ngược với họ, dù là vệ binh hay Nicôđêmô.
Họ không ngại châm biếm hay khinh miệt những người khác quan điểm.
Xin Chúa cho ta hồn nhiên như các vệ binh,
và can đảm nói sự thật như ông Nicôđêmô.
Cầu nguyện:
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế Người là tất cả của tôi.
Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
đến với Người trong mọi sự,
và dâng Người tình yêu trong mọi lúc.
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.
Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người
và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.
(R. Tagore)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Khi ấy, sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng: “Ông này thật là vị ngôn sứ.” Kẻ khác rằng: “Ông này là Ðấng Kitô.” Nhưng có kẻ lại nói: “Ðấng Kitô mà lại xuất thân từ Galilê sao? Nào Kinh Thánh đã chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Ðavít và từ Bêlem, làng của vua Ðavít sao?” Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ. Một số trong bọn họ muốn bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt. Các vệ binh, trở về với các thượng tế và người Pharisêu. Họ liền hỏi chúng: “Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây?” Các vệ binh trả lời: “Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy!” Người Pharisêu liền nói với chúng: “Cả các anh nữa, các anh cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pharisêu, đã có một ai tin vào tên ấy đâu? Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân bị nguyền rủa!” Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, trước đây đã đến gặp Ðức Giêsu; ông nói với họ: “Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?” Họ đáp: “Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao? Ông cứ nghiên cứu, rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilê cả.” Sau đó, ai nấy trở về nhà mình.
Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm qua cho thấy người Do Thái không tin Đức Giêsu là Kitô
vì đối với họ, Đấng Kitô phải là người mà họ không biết xuất thân từ đâu.
Còn Đức Giêsu thì họ tự hào đã quá biết gốc gác của Ngài (Ga 7, 27).
Bài Tin Mừng hôm nay lại tiếp tục cuộc tranh luận về căn tính của Đức Giêsu.
Đức Giêsu gây ra một sự chia rẽ trong dân chúng
đang nghe Ngài giảng tại Đền thờ Giêrusalem (cc. 40-45).
Có những người tin Ngài là Vị Ngôn sứ được ông Môsê tiên báo (Đnl 18, 15).
Có người lại cho Ngài là Đấng Kitô (c.41).
Có người không đồng ý như thế, vì Đức Giêsu xuất thân từ Galilê,
còn Đấng Kitô thì phải xuất thân từ Bêlem, quê của vua Đavít (c.42).
Thật ra chuyện gốc Đức Giêsu ở đâu, chẳng quan trọng mấy.
Chuyện quan trọng là Đức Giêsu Nazareth ấy xuất thân từ Thiên Chúa.
Đức Giêsu còn gây ra sự chia rẽ trong giới lãnh đạo.
Các thượng tế và người Pharisêu đã sai các vệ binh đi bắt Đức Giêsu (c.32).
Nhưng họ đã không tuân lệnh các nhà lãnh đạo ấy,
chỉ vì họ bị ngây ngất trước lời giảng dạy đầy quyền uy của Đức Giêsu.
“Xưa nay chưa hề có ai nói năng như người ấy” (c. 46).
Nhận xét của họ còn đúng mãi đến tận thế.
Trước chuyện bất phục tùng của các vệ binh, người Pharisêu cảm thấy bực bội.
Họ không thể hiểu được tại sao các vệ binh lại có thể bị lừa dối dễ đến thế.
Vì khinh bỉ những người tin vào Đức Giêsu,
Họ gọi những người này là bọn dân đen, dốt nát không biết Lề Luật.
Ai không biết Lề Luật thì cũng chẳng thể giữ Lề Luật,
nên đây đúng là những người bị Thiên Chúa nguyền rủa (c. 49).
Thật ra không phải là không có thủ lãnh nào trong dân tin vào Đức Giêsu.
Ông Nicôđêmô là một thủ lãnh (Ga 3,1) đã đến gặp Đức Giêsu ban đêm.
Ngay bây giờ ta sẽ thấy ông dám lên tiếng để bênh vực cho Ngài (c. 50).
Ông đòi Đức Giêsu phải có tiếng nói trước khi bị kết tội (x. Đnl 1, 16-17).
Khi kết án Ngài cách vội vã, Thượng Hội Đồng Do Thái đã phạm luật.
Nhưng tiếng nói của ông Nicôđêmô đã không được nghe nghiêm túc.
Bất chấp vai vế của ông, ông cũng bị chế nhạo:
“Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao?” (c.52).
Người Galilê là hạng người bị coi khinh vì ít giữ Luật so với người Giuđê.
Nhưng đừng quên từ Galilê cũng có ngôn sứ Giôna, con ông Amíttai (2V 14, 25).
Thái độ của những thượng tế và người Pharisêu thật đáng ta suy nghĩ.
Họ khép lại trong thành kiến với Đức Giêsu.
Họ vùi dập bất cứ ai có cái nhìn ngược với họ, dù là vệ binh hay Nicôđêmô.
Họ không ngại châm biếm hay khinh miệt những người khác quan điểm.
Xin Chúa cho ta hồn nhiên như các vệ binh,
và can đảm nói sự thật như ông Nicôđêmô.
Cầu nguyện:
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế Người là tất cả của tôi.
Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
đến với Người trong mọi sự,
và dâng Người tình yêu trong mọi lúc.
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.
Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người
và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.
(R. Tagore)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.