Điều ước đêm Giáng Sinh ( truyện hay về Giáng Sinh)
Mọi người đều mong muốn và xứng đáng được người khác đối xử tôn trọng, thân ái và quý mến
| Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011
A
A+
color:
Khi bé Amy Hagadorn vòng qua góc phòng họp bên cạnh lớp học, cô bé không để ý nên va phải một cậu bé học lớp 5 đi ngược lại ,cậu này hét vào mặt cô bé : "Đi đứng thế hả, đồ dị hợm", sau đó với ánh mắt giễu cợt, cậu ta nhấc chân phải lên và bắt chước dáng đi cà nhắc của Amy.
Bị xúc phạm, nhưng cố hết sức, Amy tự nhủ "kệ xác hắn" và lầm lũi bước về lớp học. Thế nhưng khi đi học về, Amy cứ nghĩ mãi về hành động của đứa bé kia, và cậu ta không phải là đứa duy nhất.
Kể từ lúc học lớp 3, Amy đã phải chịu đựng những lời giễu cợt của các bạn về cách phát âm và cái chân cà nhắc của mình. Amy cảm thấy tủi thân, trong phòng học đầy bạn bè, nhưng cô bé lúc nào cũng thấy mình đơn độc.
Bữa ăn tối hôm đó, Amy chẳng nói một lời nào. Mẹ cô bé đoán ngay là đã có gì không hay xảy ra. Để giúp bé vui hơn, bà thông báo: "Amy này, có một cuộc thi về điều ước Đêm Giáng sinh. Hãy viết thư cho ông già Noel và con có cơ hội đạt giải thưởng. Mẹ nghĩ cô bé tóc vàng đang ngồi trên bàn ăn có thể tham gia đấy."
Amy cười khúc khích, cuộc thi có vẻ thú vị. Amy bắt đầu miên man suy nghĩ về điều ước của mình. Chợt cô bé mỉm cười, biết mình phải ước gì. Lấy giấy và bút chì, cô bé bắt đầu viết về điều ước của mình bằng câu "Kính gửi ông già Noel".
Cả nhà bắt đầu đoán già đoán non Amy sẽ ước gì, chị Amy - Jamine và mẹ cô đoán Amy sẽ ước con búp bê có 3 chân, bố Amy lại đoán là một cuốn sách hình. Còn Amy thì vẫn giữ bí mật. Đây là bức thư Amy gửi ông già Noel.
Hôm ấy tại đài phát thanh WJTL ở Fort Wayne, bang Indiana, rất nhiều thư từ khắp nơi đổ về tham gia cuộc thi "Điều ước đêm Giáng sinh. Nhân viên đài đôi khi phải bật cười vì những món quà khác nhau mà các cô bé, cậu bé mong ước.
Đến lá thư của Amy, giám đốc Lee Tobin đọc đi đọc lại mãi. Ông biết liệt não là một căn bệnh rối loạn cơ, mà bạn bè của Amy chắc chẳng thể nào hiểu được. Ông cho rằng, cần phải cho mọi người ở Fort Wayne nghe về câu chuyện đặc biệt của cô bé học lớp 3 và điều ước khác thường của cô. Ông nhấc máy gọi một tờ báo địa phương đến.
Ngày hôm sau, hình Amy và lá thư cô bé gửi ông già Noel xuất hiện trên trang nhất của tờ News Sentinel. Câu chuyện nhanh chóng lan nhanh. Trên cả nước, báo chí, đài phát thanh và truyền hình đều tường thuật về câu chuyện của cô bé ở Fort Wayne, Indiana, cô bé chỉ mong một món quà đơn giản nhưng đầy ý nghĩa của đêm Giáng Sinh - một ngày không bị cười nhạo.
***
Hôm ấy như thường lệ bưu tá lại đến nhà Hagadorn. Rất nhiều thư được gửi cho Amy, cả trẻ em và người lớn trên khắp nước Mỹ. Đó là nhưng thiệp mừng hoặc những lời động viên khích lệ.
Suốt mùa Giáng sinh, hơn 2 ngàn người trên khắp thế giới đã gửi đến cho Amy những lá thư thân ái và động viên. Cả nhà Amy đọc từng lá thư một. Một số viết rằng họ cũng bị tật và bị chế giễu khi còn nhỏ. Mỗi lá thư là một lời nhắn gửi đặc biệt. Thông qua những lá thư và thiệp của mọi người, Amy phát hiện ra một thế giới toàn những bạn bè thực sự quan tâm và lo lắng cho nhau. Cô bé nhận ra rằng, không còn bất cứ lời chế giễu nào có thể làm cho cô cảm thấy bị bỏ rơi.
Nhiều người đã cảm ơn Amy đã dám mạnh dạn bày tỏ mong ước của mình. Những người khác động viên Amy bỏ ngoài tai những lời chế nhạo và phải luôn luôn ngẩng cao đầu. Lynn - một cô bé học lớp 6 ở Texas, đã gửi cho Amy: "Mình muốn làm bạn của cậu và nếu cậu muốn thăm mình, chúng ta có thể chơi đùa với nhau. Không ai có thể cười cợt chúng ta, và dù họ có làm như thế, chúng mình cũng chẳng thèm nghe."
Amy đã có một điều ước thật đặc biệt không bị giễu cợt ở trường tiểu học South Wayne. Hơn thế, tất cả mọi người ở trường được thêm một bài học. Cả thầy và trò cùng nói chuyện với nhau về việc chế nhạo đã làm cho người khác cảm thấy bị tổn thương như thế nào.
Năm đó, thị trưởng Fort Wayne chính thức tuyên bố ngày 21 tháng 12 là ngày Amy Jo Hagadorn trên khắp thành phố. Thị trưởng giải thích rằng, bằng cách dám đưa ra một điều ước đơn giản như thế, Amy đã dạy cho mọi người một bài học.
Thị trưởng phát biểu rằng "Mọi người đều mong muốn và xứng đáng được người khác đối xử tôn trọng, thân ái và quý mến".
Alan D. Shultz
Bị xúc phạm, nhưng cố hết sức, Amy tự nhủ "kệ xác hắn" và lầm lũi bước về lớp học. Thế nhưng khi đi học về, Amy cứ nghĩ mãi về hành động của đứa bé kia, và cậu ta không phải là đứa duy nhất.
Kể từ lúc học lớp 3, Amy đã phải chịu đựng những lời giễu cợt của các bạn về cách phát âm và cái chân cà nhắc của mình. Amy cảm thấy tủi thân, trong phòng học đầy bạn bè, nhưng cô bé lúc nào cũng thấy mình đơn độc.
Bữa ăn tối hôm đó, Amy chẳng nói một lời nào. Mẹ cô bé đoán ngay là đã có gì không hay xảy ra. Để giúp bé vui hơn, bà thông báo: "Amy này, có một cuộc thi về điều ước Đêm Giáng sinh. Hãy viết thư cho ông già Noel và con có cơ hội đạt giải thưởng. Mẹ nghĩ cô bé tóc vàng đang ngồi trên bàn ăn có thể tham gia đấy."
Amy cười khúc khích, cuộc thi có vẻ thú vị. Amy bắt đầu miên man suy nghĩ về điều ước của mình. Chợt cô bé mỉm cười, biết mình phải ước gì. Lấy giấy và bút chì, cô bé bắt đầu viết về điều ước của mình bằng câu "Kính gửi ông già Noel".
Cả nhà bắt đầu đoán già đoán non Amy sẽ ước gì, chị Amy - Jamine và mẹ cô đoán Amy sẽ ước con búp bê có 3 chân, bố Amy lại đoán là một cuốn sách hình. Còn Amy thì vẫn giữ bí mật. Đây là bức thư Amy gửi ông già Noel.
"Kính gửi ông già Noel,
Cháu tên là Amy. Năm nay cháu 9 tuổi. Cháu có chuyện khó xử ở trường. Ông có thể giúp cháu không? Các bạn luôn chế giễu cách cháu phát âm và cái chân cà nhắc của cháu. Cháu bị bệnh liệt não. Cháu chỉ ước một ngày không bị cười nhạo...
Thương yêu ông
Cháu Amy"
Hôm ấy tại đài phát thanh WJTL ở Fort Wayne, bang Indiana, rất nhiều thư từ khắp nơi đổ về tham gia cuộc thi "Điều ước đêm Giáng sinh. Nhân viên đài đôi khi phải bật cười vì những món quà khác nhau mà các cô bé, cậu bé mong ước.
Đến lá thư của Amy, giám đốc Lee Tobin đọc đi đọc lại mãi. Ông biết liệt não là một căn bệnh rối loạn cơ, mà bạn bè của Amy chắc chẳng thể nào hiểu được. Ông cho rằng, cần phải cho mọi người ở Fort Wayne nghe về câu chuyện đặc biệt của cô bé học lớp 3 và điều ước khác thường của cô. Ông nhấc máy gọi một tờ báo địa phương đến.
Ngày hôm sau, hình Amy và lá thư cô bé gửi ông già Noel xuất hiện trên trang nhất của tờ News Sentinel. Câu chuyện nhanh chóng lan nhanh. Trên cả nước, báo chí, đài phát thanh và truyền hình đều tường thuật về câu chuyện của cô bé ở Fort Wayne, Indiana, cô bé chỉ mong một món quà đơn giản nhưng đầy ý nghĩa của đêm Giáng Sinh - một ngày không bị cười nhạo.
***
Hôm ấy như thường lệ bưu tá lại đến nhà Hagadorn. Rất nhiều thư được gửi cho Amy, cả trẻ em và người lớn trên khắp nước Mỹ. Đó là nhưng thiệp mừng hoặc những lời động viên khích lệ.
Suốt mùa Giáng sinh, hơn 2 ngàn người trên khắp thế giới đã gửi đến cho Amy những lá thư thân ái và động viên. Cả nhà Amy đọc từng lá thư một. Một số viết rằng họ cũng bị tật và bị chế giễu khi còn nhỏ. Mỗi lá thư là một lời nhắn gửi đặc biệt. Thông qua những lá thư và thiệp của mọi người, Amy phát hiện ra một thế giới toàn những bạn bè thực sự quan tâm và lo lắng cho nhau. Cô bé nhận ra rằng, không còn bất cứ lời chế giễu nào có thể làm cho cô cảm thấy bị bỏ rơi.
Nhiều người đã cảm ơn Amy đã dám mạnh dạn bày tỏ mong ước của mình. Những người khác động viên Amy bỏ ngoài tai những lời chế nhạo và phải luôn luôn ngẩng cao đầu. Lynn - một cô bé học lớp 6 ở Texas, đã gửi cho Amy: "Mình muốn làm bạn của cậu và nếu cậu muốn thăm mình, chúng ta có thể chơi đùa với nhau. Không ai có thể cười cợt chúng ta, và dù họ có làm như thế, chúng mình cũng chẳng thèm nghe."
Amy đã có một điều ước thật đặc biệt không bị giễu cợt ở trường tiểu học South Wayne. Hơn thế, tất cả mọi người ở trường được thêm một bài học. Cả thầy và trò cùng nói chuyện với nhau về việc chế nhạo đã làm cho người khác cảm thấy bị tổn thương như thế nào.
Năm đó, thị trưởng Fort Wayne chính thức tuyên bố ngày 21 tháng 12 là ngày Amy Jo Hagadorn trên khắp thành phố. Thị trưởng giải thích rằng, bằng cách dám đưa ra một điều ước đơn giản như thế, Amy đã dạy cho mọi người một bài học.
Thị trưởng phát biểu rằng "Mọi người đều mong muốn và xứng đáng được người khác đối xử tôn trọng, thân ái và quý mến".
Alan D. Shultz