Hội Thánh Nói Gì Về Những Trẻ Em Chết Mà Vẫn Chưa Được Rửa Tội
| Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
A
A+
color:
Đây là một chủ đề thần học sâu rộng trải dài trong lịch sử Thần Học, bắt đầu từ thời Thánh Augustin, sôi nổi suốt thời Trung Cổ, và day dứt cho tới hôm nay. Hiện nay vấn đề càng được quan tâm hơn bởi có liên quan đến luân lý sự sống: việc phá thai quá phổ biến, có khi còn được hợp pháp hoá trong một số quốc gia để hạn chế dân số, việc chọn tạo nòi giống ưu sinh, chọn giới tính, việc nuôi phối các bào thai dùng trong y học... Rất nhiều vấn nạn được nêu lên đã khiến Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, lúc còn sống, đã yêu cầu Uỷ Ban Thần Học Quốc Tế nghiên cứu kỹ lưỡng hơn vấn đề này. Chúng ta chỉ tìm hiểu một số điểm chính:
Sự cần thiết của Bí Tích Thánh Tẩy
Ngay từ thời sơ khai, Hội Thánh đã ghi nhớ lời Chúa Giê-su dạy về sự cần thiết phải được “tái sinh bằng nước và Thánh Thần” ( Ga 3, 5 ) để có thể được nhận vào Nước Trời. Do đó Hội Thánh, qua định tín của các Công Đồng, đã dạy rằng: “Ngoài Bí Tích Thánh Tẩy, Hội Thánh không có phương thế nào khác bảo đảm cho con người được hưởng hạnh phúc đời đời. Vì thế, Hội Thánh không sao lãng sứ mệnh Chúa đã giao phó là rửa tội cho tất cả những ai có thể lãnh nhận, để họ được tái sinh nhờ nước và Thánh Thần.” ( GLCG, 1257; xem thêm Lumen Gentium, 14 )
Chính trong mối quan tâm như vậy mà Giáo Hội khuyên các bậc cha mẹ phải lo cho con cái mình được rửa tội sớm nhất sau khi sinh và được chuẩn bị chu đáo để lãnh nhận ơn Bí Tích Rửa Tội ( GL, 867; x. GLCG 1250 )
Tuy nhiên, liên quan đến các trẻ em chết mà chưa được rửa tội, GLCG, 1261 ghi: “Hội Thánh chỉ còn biết trao phó các em cho lòng thương xót của Thiên Chúa từ bi, như Hội Thánh đã làm trong nghi lễ an táng dành cho các em”. Bởi vì, Thiên Chúa đã liên kết Ơn Cứu Độ với Bí Tích Thánh Tẩy, nhưng chính Người không bị các Bí Tích ràng buộc ( xem GLCG, 1257 ).
Vì thế, chúng ta hy vọng có một con đường cứu độ dành cho những trẻ em chết mà chưa được rửa tội. Thật vậy, Thiên Chúa giàu lòng thương xót muốn mọi người được cứu rỗi và Chúa Giêsu đã trìu mến các em nên đã nói: “Hãy để trẻ em đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng.” ( Mc 10, 14 )
Vấn đề
Để đón nhận phúc Thiên Đàng và Hưởng Kiến mọi người phải được tái sinh nhờ Bí Tích Thánh Tẩy. Nhưng ngay từ buổi đầu, vấn đề đã được nêu lên: những người không rửa tội, mà không do lỗi lầm của họ, có được cứu độ không ? Trường hợp cụ thể là những người tân tòng, chưa được rửa tội, nhưng đã phải chịu tử đạo ? Do đó, từ rất sớm Giáo Hội đã nhìn nhận có một hình thức rửa tội khác nơi các vị Tử Đạo, đó là rửa tội bằng máu.
Về sau các nhà thần học bắt đầu truy vấn rộng thêm về trường hợp của những người thành tâm thiện chí, những người nỗ lực tìm kiếm Thiên Chúa qua lương tâm tự nhiên, nhưng đã không bao giờ đón nhận được Tin Mừng Cứu Độ. Số phận đời đời của họ ra sao ? Đức Tin Công Giáo cho rằng những người này có thể được cứu độ. Niềm tin này được rọi sáng một phần qua Thông Điệp Mystici Corporis Christi của Đức Piô XII, dạy rằng người ta có thể liên kết với Giáo Hội inscio quodam desiderio ac voto ( nhờ lòng ước muốn mà không hay biết ), thường được gọi là rửa tội theo lòng muốn.
Công Đồng Vatican II đã trình bày vấn đề này trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, minh định rằng: “Những người vô tình không nhận biết Phúc Âm của Chúa Kitô và Giáo Hội Người, nhưng nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cố gắng chu toàn Thánh Ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu rỗi.” ( LG, 16 )
Lý thuyết về Lâmbô
Vậy những người thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng không được rửa tội, trước tiên phải kể đến những người trong Giao Ước Cũ, những Ngôn Sứ, những Tổ Phụ, biết bao Tôi Tớ trung thành phục vụ Thiên Chúa như Môsê, Đavít, Giôsuê... những người lành thánh... Họ chết đi mà cửa Nước Trời chưa được Chúa Kitô mở ra cho họ, người ta cho rằng nơi họ ở để chờ đợi vào Thiên Đàng là Lâmbô ( do tiếng Latinh Limbus, có nghĩa là: bờ, rìa, mép, viền ) – một vị trí giữa Thiên Đàng và Hoả Ngục. Đây gọi là Limbus patrum ( Lâmbô của tiền nhân ). Chắc chắn quan điểm này là sự nối dài tư tưởng Do Thái về Sheol ( Lc 16, 22 tt ). Trong thần học của các Giáo Phụ, đây là nơi Chúa Kitô xuống sau khi chết ( 1Pr 3, 18 – 20 ) và trước lúc phục sinh để “rao giảng cho các vong linh còn đang bị giam cầm”. Thần học Kitô Giáo quan niệm về Limbus patrum như thế để khái quát về Ơn Cứu Độ dành cho những người đi trước Chúa Kitô trong lịch sử, đồng thời cho rằng Ơn Cứu Độ duy bởi Chúa Kitô Con Thiên Chúa.
Từ quan niệm về Limbo patrum, có tính cách thời gian, các thần học gia đã suy diễn về Limbusinfantium hay puerorum ( Lâmbô dành cho trẻ em ), là nơi ở vĩnh viễn cho những trẻ em chết mà chưa được rửa tội, và cho những người chết khi còn mắc tội nguyên tổ nhưng không mắc tội trọng riêng.
Một số Lập Trường về Lâmbô
Lý thuyết là lý thuyết, còn Giáo huấn Giáo Hội chưa bao giờ chính thức xác định Lâmbô là có thật.
- Hai Công Đồng Lyon II năm 1274 và Florence 1439 phán quyết rằng chết mà còn mang Tội Nguyên Tổ thì phải sa hoả ngục, nhưng tình trạng của họ khác hẳn với những người chết trong tội riêng ( DS 858, 1306 ).
- Các thần học gia Tây Phương thời Trung Cổ nghiêng về lập trường của Thánh Augustin, nhưng mang những nét biến thái khác nhau. Thánh Augustin, trong khi phi bác chủ trương của nhóm Pelagio ( 354 – 420 ) về tội nguyên tổ, đã bác bỏ ý niệm về một nơi giữa thiên đàng và hoả ngục ( Lâmbô ) và cho rằng những trẻ em chết chưa được rửa tội phải chịu hình phạt đời đời, nhưng hình phạt này là nhẹ nhàng nhất ( Enchiridion 93 ). Một cách chung, hình phạt mà Thánh Augustin cho là “nhẹ nhàng nhất” thì các thần học gia của giai đoạn này cho là “nhẹ nhàng hơn”.
- Đối với Abelard thì các trẻ này không được phúc hưởng kiến.
- Còn đối với Thánh Tôma: các trẻ này mất cả ơn thánh sủng và ơn hưởng kiến. Tuy nhiên, ngài cho rằng chúng được hưởng hạnh phúc tự nhiên tuỳ theo những khả năng tinh thần củac húng, chứ không phải hạnh phúc siêu nhiên của ơn hưởng kiến ( De malo 5, 4, ad 4 ).
- Thần học sau thời Cải Cách và thần học hiện đại trình bày những phương thế ngoại Bí Tích, nhưng được coi như Bí Tích. Chẳng hạn, rửa tội bằng máu như đối với các hài nhi bị sát hại tại Bêlem ( Mt 2, 16 ). Lời cầu nguyện và ước muốn của cha mẹ trẻ em được coi như Rửa Tội do lòng muốn ( Cajetan ).
- Vào thế kỷ 19, H. Klee lại đóng góp thêm một ý tưởng rằng trẻ em phải ở một mức độ trí khôn nào đó thì mới có đủ quyết định thuộc về hoặc chống Thiên Chúa.
- Còn H. Schell biện luận rằng chính sự đau đớn vào lúc chết cũng được coi như một phương thế ngoại Bí Tích giúp đạt phúc Thiên Đàng.
- Một cách chung, các thần học gia đương đại có khuynh hướng nghiên cứu vấn đề Lâm-bô trong bối cảnh thần học về sự chết. Khi sự chết được coi như chọn lựa sau cùng ( P. Glorieux, K. Rahner, L. Boros, G. Lohfink, G. Greshake ) thì quan niệm về Lâmbô trở nên không cần thiết nữa.
- Một số thần học gia khác lại cho rằng Ơn Cứu Độ cho các trẻ em chưa được rửa tội không hệ tại lúc chết, nhưng sau khi chết ( M. Laurenge, V. Wilkins ). Lúc ấy, chọn lựa của trẻ em là cần thiết và có tính quyết định. Chọn lựa này có thể biểu tỏ ngay sau khi chết hoăc vào Ngày Chung Thẩm. Chủ trương này, như thế xác nhận Lâmbô hiện hữu cho tới lúc kết thúc lịch sử.
Kết luận
Theo khả năng giới hạn, chúng tôi chỉ có thể trình bày vấn đề một cách khái quát để tìm hiểu một chủ đề Thần Học vốn khó khăn, nhưng rất bức xúc trong bối cảnh văn hóa hiện nay. Thiết tưởng trong khi suy nghĩ về số phận các thai nhi và các em nhỏ, là nạn nhân của những tội ác con người, hoặc vì một lý do nào đó, chết mà chưa được lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy thì chúng ta hãy tin như Hội Thánh tin:
Ơn Cứu Độ không tự chúng ta đạt được, nhưng do ơn Chúa ban không, và “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ” ( Tm 2, 4 ). Vậy hãy “Trao phó các em cho lòng thương xót của Thiên Chúa từ bi, Người “có một con đường cứu độ riêng dành cho các em” ( GLCG, 1261 ).
Lm. Giuse NGÔ QUANG TRUNG, Giáo Phận Long Xuyên
Nguồn: http://www.trungtammucvudcct.com/web/baovesusong.php?id=153
Sự cần thiết của Bí Tích Thánh Tẩy
Ngay từ thời sơ khai, Hội Thánh đã ghi nhớ lời Chúa Giê-su dạy về sự cần thiết phải được “tái sinh bằng nước và Thánh Thần” ( Ga 3, 5 ) để có thể được nhận vào Nước Trời. Do đó Hội Thánh, qua định tín của các Công Đồng, đã dạy rằng: “Ngoài Bí Tích Thánh Tẩy, Hội Thánh không có phương thế nào khác bảo đảm cho con người được hưởng hạnh phúc đời đời. Vì thế, Hội Thánh không sao lãng sứ mệnh Chúa đã giao phó là rửa tội cho tất cả những ai có thể lãnh nhận, để họ được tái sinh nhờ nước và Thánh Thần.” ( GLCG, 1257; xem thêm Lumen Gentium, 14 )
Chính trong mối quan tâm như vậy mà Giáo Hội khuyên các bậc cha mẹ phải lo cho con cái mình được rửa tội sớm nhất sau khi sinh và được chuẩn bị chu đáo để lãnh nhận ơn Bí Tích Rửa Tội ( GL, 867; x. GLCG 1250 )
Tuy nhiên, liên quan đến các trẻ em chết mà chưa được rửa tội, GLCG, 1261 ghi: “Hội Thánh chỉ còn biết trao phó các em cho lòng thương xót của Thiên Chúa từ bi, như Hội Thánh đã làm trong nghi lễ an táng dành cho các em”. Bởi vì, Thiên Chúa đã liên kết Ơn Cứu Độ với Bí Tích Thánh Tẩy, nhưng chính Người không bị các Bí Tích ràng buộc ( xem GLCG, 1257 ).
Vì thế, chúng ta hy vọng có một con đường cứu độ dành cho những trẻ em chết mà chưa được rửa tội. Thật vậy, Thiên Chúa giàu lòng thương xót muốn mọi người được cứu rỗi và Chúa Giêsu đã trìu mến các em nên đã nói: “Hãy để trẻ em đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng.” ( Mc 10, 14 )
Vấn đề
Để đón nhận phúc Thiên Đàng và Hưởng Kiến mọi người phải được tái sinh nhờ Bí Tích Thánh Tẩy. Nhưng ngay từ buổi đầu, vấn đề đã được nêu lên: những người không rửa tội, mà không do lỗi lầm của họ, có được cứu độ không ? Trường hợp cụ thể là những người tân tòng, chưa được rửa tội, nhưng đã phải chịu tử đạo ? Do đó, từ rất sớm Giáo Hội đã nhìn nhận có một hình thức rửa tội khác nơi các vị Tử Đạo, đó là rửa tội bằng máu.
Về sau các nhà thần học bắt đầu truy vấn rộng thêm về trường hợp của những người thành tâm thiện chí, những người nỗ lực tìm kiếm Thiên Chúa qua lương tâm tự nhiên, nhưng đã không bao giờ đón nhận được Tin Mừng Cứu Độ. Số phận đời đời của họ ra sao ? Đức Tin Công Giáo cho rằng những người này có thể được cứu độ. Niềm tin này được rọi sáng một phần qua Thông Điệp Mystici Corporis Christi của Đức Piô XII, dạy rằng người ta có thể liên kết với Giáo Hội inscio quodam desiderio ac voto ( nhờ lòng ước muốn mà không hay biết ), thường được gọi là rửa tội theo lòng muốn.
Công Đồng Vatican II đã trình bày vấn đề này trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, minh định rằng: “Những người vô tình không nhận biết Phúc Âm của Chúa Kitô và Giáo Hội Người, nhưng nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cố gắng chu toàn Thánh Ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu rỗi.” ( LG, 16 )
Lý thuyết về Lâmbô
Vậy những người thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng không được rửa tội, trước tiên phải kể đến những người trong Giao Ước Cũ, những Ngôn Sứ, những Tổ Phụ, biết bao Tôi Tớ trung thành phục vụ Thiên Chúa như Môsê, Đavít, Giôsuê... những người lành thánh... Họ chết đi mà cửa Nước Trời chưa được Chúa Kitô mở ra cho họ, người ta cho rằng nơi họ ở để chờ đợi vào Thiên Đàng là Lâmbô ( do tiếng Latinh Limbus, có nghĩa là: bờ, rìa, mép, viền ) – một vị trí giữa Thiên Đàng và Hoả Ngục. Đây gọi là Limbus patrum ( Lâmbô của tiền nhân ). Chắc chắn quan điểm này là sự nối dài tư tưởng Do Thái về Sheol ( Lc 16, 22 tt ). Trong thần học của các Giáo Phụ, đây là nơi Chúa Kitô xuống sau khi chết ( 1Pr 3, 18 – 20 ) và trước lúc phục sinh để “rao giảng cho các vong linh còn đang bị giam cầm”. Thần học Kitô Giáo quan niệm về Limbus patrum như thế để khái quát về Ơn Cứu Độ dành cho những người đi trước Chúa Kitô trong lịch sử, đồng thời cho rằng Ơn Cứu Độ duy bởi Chúa Kitô Con Thiên Chúa.
Từ quan niệm về Limbo patrum, có tính cách thời gian, các thần học gia đã suy diễn về Limbusinfantium hay puerorum ( Lâmbô dành cho trẻ em ), là nơi ở vĩnh viễn cho những trẻ em chết mà chưa được rửa tội, và cho những người chết khi còn mắc tội nguyên tổ nhưng không mắc tội trọng riêng.
Một số Lập Trường về Lâmbô
Lý thuyết là lý thuyết, còn Giáo huấn Giáo Hội chưa bao giờ chính thức xác định Lâmbô là có thật.
- Hai Công Đồng Lyon II năm 1274 và Florence 1439 phán quyết rằng chết mà còn mang Tội Nguyên Tổ thì phải sa hoả ngục, nhưng tình trạng của họ khác hẳn với những người chết trong tội riêng ( DS 858, 1306 ).
- Các thần học gia Tây Phương thời Trung Cổ nghiêng về lập trường của Thánh Augustin, nhưng mang những nét biến thái khác nhau. Thánh Augustin, trong khi phi bác chủ trương của nhóm Pelagio ( 354 – 420 ) về tội nguyên tổ, đã bác bỏ ý niệm về một nơi giữa thiên đàng và hoả ngục ( Lâmbô ) và cho rằng những trẻ em chết chưa được rửa tội phải chịu hình phạt đời đời, nhưng hình phạt này là nhẹ nhàng nhất ( Enchiridion 93 ). Một cách chung, hình phạt mà Thánh Augustin cho là “nhẹ nhàng nhất” thì các thần học gia của giai đoạn này cho là “nhẹ nhàng hơn”.
- Đối với Abelard thì các trẻ này không được phúc hưởng kiến.
- Còn đối với Thánh Tôma: các trẻ này mất cả ơn thánh sủng và ơn hưởng kiến. Tuy nhiên, ngài cho rằng chúng được hưởng hạnh phúc tự nhiên tuỳ theo những khả năng tinh thần củac húng, chứ không phải hạnh phúc siêu nhiên của ơn hưởng kiến ( De malo 5, 4, ad 4 ).
- Thần học sau thời Cải Cách và thần học hiện đại trình bày những phương thế ngoại Bí Tích, nhưng được coi như Bí Tích. Chẳng hạn, rửa tội bằng máu như đối với các hài nhi bị sát hại tại Bêlem ( Mt 2, 16 ). Lời cầu nguyện và ước muốn của cha mẹ trẻ em được coi như Rửa Tội do lòng muốn ( Cajetan ).
- Vào thế kỷ 19, H. Klee lại đóng góp thêm một ý tưởng rằng trẻ em phải ở một mức độ trí khôn nào đó thì mới có đủ quyết định thuộc về hoặc chống Thiên Chúa.
- Còn H. Schell biện luận rằng chính sự đau đớn vào lúc chết cũng được coi như một phương thế ngoại Bí Tích giúp đạt phúc Thiên Đàng.
- Một cách chung, các thần học gia đương đại có khuynh hướng nghiên cứu vấn đề Lâm-bô trong bối cảnh thần học về sự chết. Khi sự chết được coi như chọn lựa sau cùng ( P. Glorieux, K. Rahner, L. Boros, G. Lohfink, G. Greshake ) thì quan niệm về Lâmbô trở nên không cần thiết nữa.
- Một số thần học gia khác lại cho rằng Ơn Cứu Độ cho các trẻ em chưa được rửa tội không hệ tại lúc chết, nhưng sau khi chết ( M. Laurenge, V. Wilkins ). Lúc ấy, chọn lựa của trẻ em là cần thiết và có tính quyết định. Chọn lựa này có thể biểu tỏ ngay sau khi chết hoăc vào Ngày Chung Thẩm. Chủ trương này, như thế xác nhận Lâmbô hiện hữu cho tới lúc kết thúc lịch sử.
Kết luận
Theo khả năng giới hạn, chúng tôi chỉ có thể trình bày vấn đề một cách khái quát để tìm hiểu một chủ đề Thần Học vốn khó khăn, nhưng rất bức xúc trong bối cảnh văn hóa hiện nay. Thiết tưởng trong khi suy nghĩ về số phận các thai nhi và các em nhỏ, là nạn nhân của những tội ác con người, hoặc vì một lý do nào đó, chết mà chưa được lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy thì chúng ta hãy tin như Hội Thánh tin:
Ơn Cứu Độ không tự chúng ta đạt được, nhưng do ơn Chúa ban không, và “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ” ( Tm 2, 4 ). Vậy hãy “Trao phó các em cho lòng thương xót của Thiên Chúa từ bi, Người “có một con đường cứu độ riêng dành cho các em” ( GLCG, 1261 ).
Lm. Giuse NGÔ QUANG TRUNG, Giáo Phận Long Xuyên
Nguồn: http://www.trungtammucvudcct.com/web/baovesusong.php?id=153