Một người lao công
Lịch sử có thể thay đổi khi một người biết hỏi: “Một người bình thường như tôi thì có thể làm được điều gì?”
| Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011
A
A+
color:
Lịch sử có thể thay đổi khi một người biết hỏi: “Một người bình thường như tôi thì có thể làm được điều gì?”
Bác sĩ Frank Mayfield chuyển đến làm việc ở bệnh viện Tewksbury. Trong khi chờ làm thủ tục, anh bắt chuyện với người lao công của bệnh viện:
- Bác làm việc ở đây bao lâu rồi ạ?
- Từ lúc bệnh viện này mới mở – Người lao công trả lời.
- Hay quá, bác kể cho tôi chút gì về bệnh viện đi!
- Vậy thì để tôi chỉ cho anh cái này!
Và người lao công dẫn Frank xuống tầng hầm. Sâu trong tầng hầm, giữa ánh sáng mờ mờ là một căn phòng nhỏ, một cái chuồng thì đúng hơn, với những trấn song sắt đã gỉ moèn.
- Đây là chỗ họ đã nhốt Annie! - Người lao công nói.
- Annie là ai? - Frank rùng mình.
- Annie là một cô gái trẻ và người ta nghĩ rằng cô ta bị điên. Cô ta cắn, gào thét, ném thức ăn vào bất kì ai định lại gần. Các bác sĩ không thể kiểm tra nổi xem Annie bị bệnh gì dù hết sức cố gắng. Annie nhổ nước bọt vào người họ, cào cấu họ đến trầy xước. Lúc đó tôi kém Annie vài tuổi, và tôi biết bị nhốt trong một cái chuồng như thế thật kinh khủng.
Tôi muốn giúp Annie nhưng thấy vô vọng.
Bao nhiêu bác sĩ, y tá còn bó tay thì một người bình thường như tôi làm được gì? Một buổi tối, dọn dẹp xong tất cả các tầng, tôi thử nướng cho Annie một cái bánh. Sau đó tôi đặt cái bánh gần buồng của Annie và nói: “Annie, em nướng cho chị một cái bánh, em để nó ở bên phải chị đấy, nếu thích chị cứ lấy mà ăn”. Núp vào một góc, tôi thấy Annie cầm bánh lên ăn ngon lành.
Sau lần ấy, Annie tỏ ra thân thiện với tôi hơn. Có lần chúng tôi nói đùa với nhau và Annie cười. Một y tá trông thấy, báo cáo lại với bác sĩ. Và họ đề nghị tôi giúp chữa trị cho Annie. Tôi hứa rằng tôi sẽ cố hết sức. Vậy là mỗi khi bác sĩ vào khám cho Annie, tôi lại vào phòng trước, thuyết phục Annie. Cuối cùng các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân sự điên rồ của cô ấy: Annie là người khiếm thị!”
- Sau đó thì sao? - Người bác sĩ trẻ sốt sắng.
- Người ta gửi Annie đến bệnh viện dành cho người khiếm thị Perkins. Rồi Annie khỏi bệnh, nhìn được và trở lại cuộc sống bình thường, cô ấy đã trở thành một giáo viên. Có một lần, Annie về thăm Tewksbury và nói chuyện với tôi rất lâu. Lần đó cách đây cũng lâu lắm rồi!
Câu chuyện đã lôi cuốn người bác sĩ trẻ, nhưng đoạn kết thực sự của câu chuyện thì cả anh và chính người lao công lúc đó cũng chưa được biết: Lần đó, Annie trở về Tewksbury, giám đốc bệnh viện có đưa cho Annie một lá thư ông mới nhận được. Lá thư của một người cha.
Con gái ông ta xử sự thô bạo với tất cả mọi người, không chịu nghe ai và hành động như một con vật. Nhưng ông không muốn gửi con gái mình tới nhà thương điên, ông cần một giáo viên kiên trì có thể làm bạn với con gái ông ta ngay tại nhà. Và Annie đã bước vào cuộc sống của Helen Keller như thế, Helen cũng là một cô gái mù.
Khi Hellen nhận được giải Nobel Vật lý năm 1987, được hỏi về người có ảnh hưởng nhiều nhất đến mình, bà đã trả lời: “Annie Sullivan”. Nhưng Annie đã nói rằng: “Không đâu Helen, người có ảnh hưởng lớn nhất đến cả hai chúng ta là một người lao công ở bệnh viện Tewksbury!”.
Lịch sử có thể thay đổi khi một người biết hỏi: “Một người bình thường như tôi thì có thể làm được điều gì?”
Michael Walls
Thục Hân (dịch)
Thục Hân (dịch)