Skip to main content

10 cách để sống hạnh phúc

Đó là cách gây mối quan hệ thiện cảm dễ dàng nhất trong cuộc sống
A A+
color:
10 cách để sống hạnh phúc
  • 1. Hãy mỉm cười với mọi người xung quanh
Đó là cách gây mối quan hệ thiện cảm dễ dàng nhất trong cuộc sống, và nó cũng cho ta một cảm giác dễ chịu hơn là cau có, gắt gỏng.

  • 2. Hãy quan tâm nuôi dưỡng tình thân đối với mọi người
Luôn biết quan tâm và chia xẻ tình cảm với những người xung quanh, nhất là những người thân gần gũi với ta. Đó là cách giảm stress tốt nhất cho cả tinh thần lẫn thể xác. Ngay cả những lúc bận rộn nhất ta cũng không nên quên đi những người xung quanh ta. Một lời hỏi thăm, một cánh thư, một tấm card luôn giữ mãi mối thân tình nồng thắm. Hãy tập thói quen làm điều tốt cho mọi người, rồi ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hẳn lên.

  • 3. Hãy vượt qua nỗi buồn của bản thân
Đừng để những nổi buồn gậm nhấm ta. Cố gắng dành thời gian cho công tác thiện nguyện xã hội, chẳng hạn thăm viếng nhà dưỡng lão hay bệnh nhân tàn tật.
Thay vì ngồi một chỗ rầu rĩ, bạn hãy xăn tay áo đứng dậy.Tặng niềm vui cho người khác bằng những công việc thật ý nghĩa là một hạnh phúc.

  • 4. Hãy khởi động cơ thể
"Một bộ óc minh mẫn nằm trong một cơ thể tráng kiện".
Thường xuyên luyện tập thể dục sẽ rất tốt cho tim mạch, nó là liều thuốc giải độc cho chứng trầm cảm và phiền muộn. Hãy chạy, nhảy, bơi lội, đạp xe hay đi bộ, luyện tập thành thói quen hằng ngày và đều đặn.

  • 5. Hãy theo đuổi một công việc ưa thích nhất
Theo đuổi một công việc ưa thích là cách giúp ta quên đi những buồn chán một các hữu hiệu nhất. Chăm sóc vườn tược, đi dạo chơi ngoài trời, chơi đàn guitar, piano, thổi sáo... hay sưu tầm tem, thơ...
Hãy kiểm lại xem ta thích cái gì, có "hoa tay" với việc gì, và hãy bắt tay vào thực hiện điều đó ngay.

  • 6. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đầy đủ sẽ làm hồi sinh sự tươi trẻ cho cơ thể và trí não. Nếu bị thiếu ngủ, ta sẽ mệt mỏi, ù lì và cáu gắt. Không nên thức quá khuya. Hãy nhớ rằng từ 11g30 tối cho đến 2g sáng là khoảng thời gian cần thiết cho việc tái tạo tế bào và năng lực cho cơ thể.
Một đêm ngủ đủ giấc sẽ cho ta một trạng thái tươi trẻ, khoan khoái và hạnh phúc vào buổi sáng hôm sau.

  • 7. Hãy ghi lại những điều hay vào “nhật ký”
Cứ cuối mỗi ngày, hãy ghi vào cuốn nhật ký tổng kết toàn bộ những điều hay đẹp, vui tươi đã xảy đến cho ta, dù là những điều tưởng như nhỏ bé, vụn vặt nhất. Hãy tập thói quen tìm thấy những điều hay tốt đẹp, dù một ngày trôi qua không êm ả lắm. Làm như vậy ta sẽ luôn luôn có một thái độ tích cực, biết ơn cuộc sống.

  • 8. Hãy tập tha thứ và quên
Đừng để tâm hồn và thể xác ta mãi bị giày vò trong nỗi oán hận, giận dữ và thương tổn bởi người khác gây ra cho ta. Hãy tập tha thứ ngay từ trong tim, ta sẽ thấy thanh thản hơn. Hãy chủ động viết một lá thư cho chính người đã làm ta đau lòng và diễn tả những cảm xúc của mình. Hay gởi một bức email, hoặc một cú phone để hâm nóng lại tình bạn đã băng giá.

  • 9. Tìm sự thanh thản trong nghệ thuật hay môi trường thiên nhiên
Hãy tận dụng thời gian nhàn rỗi để đọc một tập thơ hay một tác phẩm văn học cổ điển. Hãy đi thăm một viện bảo tàng nghệ thuật hoặc đắm mình trong suối nhạc của Mozart, Bach hay Vivaldi. Hãy tận dụng ngày nghỉ đi ngắm cảnh thiên nhiên, ngồi bên bờ hồ trên vạt cỏ tươi xanh, hít thở không khí trong lành... Hãy tìm mọi cách để đón nhận, và tận hưởng thiên nhiên ta sẽ thấy đời vui khác hẳn lên.

  • 10. Nuôi dưỡng tâm hồn
Thiền tịnh, cầu nguyện, tĩnh tâm, niềm tin sẽ mang lại cho ta một tâm trạng thư thái êm ả. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy người có niềm tin luôn luôn sống hạnh phúc hơn, và dễ dàng vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống hơn.


Nguồn: Sưu tầm

+ Ý nghĩa quan trọng của lắng nghe
+ Cho đi tất cả
edit