Skip to main content

Một cách giáo dục nhân hậu

Vừa nói, vị thầy đáng kính và hiền hậu ấy vừa cẩn thận lách đi, như thể người đang nằm ngủ đây là một vị khách quý. Từ đó, Sabu không bao giờ còn ngủ quên giữa ban ngày nữa.
A A+
color:
Một cách giáo dục nhân hậu
Sabu lìa trần vào năm ông sáu mươi mốt tuổi, nhưng ông đã hoàn tất nhiệm vụ của ông: để lại cho hậu thế một nền giáo dục đa dạng và vi diệu hơn đa số các thầy dạy thiền khác.

Sabu lìa trần vào năm ông sáu mươi mốt tuổi, nhưng ông đã hoàn tất nhiệm vụ của ông: để lại cho hậu thế một nền giáo dục đa dạng và vi diệu hơn đa số các thầy dạy thiền khác.

Người ta kể rằng, vì trời quá nóng, các môn đệ của ông thỉnh thoảng ngủ quên khi xế trưa. Nhưng phần ông, ông không bao giờ trách móc các môn đệ vì sự yếu đuối này.

Ông giải thích nguyên do là, năm lên 12 tuổi, cậu bé Sabu theo học triết lý ở trường Tendai.

Một ngày mùa hè nọ, trời nóng quá sức đến độ chú bé Sabu thừa lúc vắng mặt thầy giáo, nằm lăn ra đất ngủ say sưa ba tiếng đồng hồ. Chú chỉ giật mình nhổm dậy khi nghe thầy giáo đi vào phòng. Nhưng quá trễ ! Chú vẫn còn đang nằm dài trên sàn, choán cả đường đi. Vị thầy thì thầm nói: “Thầy xin lỗi con, thầy xin lỗi con, con cứ ngủ !”

Vừa nói, vị thầy đáng kính và hiền hậu ấy vừa cẩn thận lách đi, như thể người đang nằm ngủ đây là một vị khách quý. Từ đó, Sabu không bao giờ còn ngủ quên giữa ban ngày nữa.

Anthony de Mello

Kiến và ve sầu

Trong cuộc sống thường nhật của mình, bạn có luôn nhớ đến sự hi sinh chịu chết của Chúa dành cho chính mình không? Bạn sống như thế nào với sự hy sinh đó? đọc tiếp...