Skip to main content

Thiên Chúa nói với chúng ta thế nào

Sự kiện mà Thiên Chúa dẫn đưa, trong đó Ngài tự mạc khải và soi sáng cho chúng ta, thường làm bối rối, đôi khi không thể hiểu, không thể chấp nhận, có thể lại không có ý nghĩa. Hãy kiên nhẫn. Thiên Chúa kiên nhẫn, Ngài có thời gian.
A A+
color:
Thiên Chúa nói với chúng ta thế nào
Giữa đầy rẫy những nỗi thống khổ, thương đau, bất công, tội lỗi làm sao thấy lại được khuôn mặt của Chúa? Giữa đầy rẫy những ồn ào và kêu than làm sao nghe được tiếng Ngài?

Đối với chúng ta không gì quan trọng cho bằng nghe được lời này mà Thiên Chúa gửi đến cho chúng ra hôm nay. Đôi khi có thể chúng ta đã trả lời Ngài giống như Samuel: Lạy Chúa, xin hãy nói, tôi tớ Chúa đang lắng nghe. Hãy nói để cho chúng con biết điều mà Ngài mong đợi nơi chúng con. Hãy nói để dạy chúng con là Ngài đã tác động như thế nào nơi những người mà chúng con gặp gỡ, Ngài điều khiển lịch sử như thế nào mà chúng con đang sống. Nhất là, lạy Chúa, hãy nói để sau hết bảo cho chúng con biết Ngài là ai! Ước mong tiếng Chúa mạc khải cho chúng con tấm lòng Chúa. Hãy dậy chúng con nhận Tình Yêu mà Chúa mang cho mỗi người chúng con, cho nhân loại đau thương này là chúng con. Hãy nói cho chúng con lòng thương xót này vốn là mạc khải tối cao của Hữu Thể Chúa, niềm hy vọng duy nhất của chúng con.

Lạy Chúa, hãy nói, tôi tớ Chúa đang lắng nghe. Và sự trả lời của Thiên Chúa lại là sự thinh lặng, đôi khi giống như sự vắng mặt. Lạy Chúa, Ngài ở đâu để chúng con có thể gặp gỡ, nghe thấy và nhận biết. Giữa đầy rẫy những nỗi thống khổ, thương đau, bất công, tội lỗi làm sao thấy lại được khuôn mặt của Chúa? Giữa đầy rẫy những ồn ào và kêu than làm sao nghe được tiếng Ngài?

Hãy thinh lặng; hãy lắng nghe Thiên Chúa nói với bạn như thế nào. Người nói qua những việc làm. Đây là lối sư phạm của Thiên Chúa; cách thức riêng của Ngài. Ngài không phát âm những từ ngữ trong không khí, những lời của Ngài là những sự tác tạo: Điều Ngài nói là Ngài thực hiện. Ngài nói tức thì được làm. Tóm lại, Ngài muốn tự thổ lộ, tự nói và tự mạc khải nơi chính bản thân mình: Ngài nói và lời này của Thiên Chúa là sự kiện, lời sự sống, lời tồn tại giữa chúng con, lời đi vào trong chiều lịch sử: Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và cư ngụ ở giữa chúng ta.

Cũng thường như vậy, Thiên Chúa nói với chúng ta qua những sự kiện. Bạn gọi Ngài, tất cả lịch sử trả lời bạn; lớn lao nhất và quen thuộc nhất đó là Lịch Sử Thánh được tiếp tục trong những sự kiện hôm nay. Hãy để ý lưu tâm, hãy lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa nơi người láng giềng khi nói với bạn, trong suy nghĩ của một đứa trẻ, trong hành động của một bạn trẻ, trong sự quảng đại của một người nghèo, trong cuộc sống của một dân tộc, trong màu nhiệm của Giáo hội, trong sự tung hô Lời Chúa, trong tất cả những gì xảy ra với bạn hôm nay. Tôi vẫn còn chưa hiểu. Tôi không nhận thấy Người, không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì. Hãy đợi đấy.

Sự kiện mà Thiên Chúa dẫn đưa, trong đó Ngài tự mạc khải và soi sáng cho chúng ta, thường làm bối rối, đôi khi không thể hiểu, không thể chấp nhận, có thể lại không có ý nghĩa. Hãy kiên nhẫn. Thiên Chúa kiên nhẫn, Ngài có thời gian. Thiên Chúa nói thông qua một loạt những sự kiện, những sự việc được liên kết lại, một lịch sử, Lịch sử Thánh. Điều đó tiếp tục với ngày hôm nay nơi đường phố, trong nhà, trong gia đình, nơi làm việc, trong hành động và trong cầu nguyện. Những sự kiện được kết nối lại như những từ trong câu để trao cho chúng ta tư tưởng của Thiên Chúa. Hiện tại thường hướng đến tương lai để thấy được ở đó sự viên mãn của ý nghĩa. Lịch sử sẽ vẫn ở lại trong huyền nhiệm mãi cho đến lúc Người nói từ ngữ cuối cùng của mình.

Louis Lochet

Tăng Kỳ Mục chuyển ngữ
Nguồn: Le pardon, Editions Ouvrières, Paris 1994, p. 45-46
Theo: http://gpbuichu.org/news/Goc-dich-thuat/thien-chua-noi-voi-chung-ta-the-nao-4765.html

+ "Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ"
+ Không quyền lực nào