HIỀN LÀNH và KHIÊM NHƯỜNG
Hãy học cùng Thầy, là một lời mời gọi để có một đời sống hiền lành thật sự giữa những điều dữ, “đem yêu thương vào nới oán thù”. Và để học điều quan trọng trong cuộc sống là khiêm nhường, “chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân” (kinh hòa bình).
| Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017
A
A+
color:
Hiền lành xuất phát từ trái tim rộng mở, từ ái, khoan dung. Khiêm nhường kín múc từ nguồn lực tình yêu, chỉ muốn trở nên không trước mọi người và tất cả cho mọi người.
Hiền lành xuất phát từ trái tim rộng mở, từ ái, khoan dung. Khiêm nhường kín múc từ nguồn lực tình yêu, chỉ muốn trở nên không trước mọi người và tất cả cho mọi người. Cuộc sống con người thì lựa chọn ngược lại, hiền lành luôn bị bắt nạt, ức hiếp; khiêm nhường thì bị lợi dụng trở nên tôi mọi cho nhiều người và dễ bị đè bẹp.
Học với Chúa để sống đúng nghĩa của hiền lành và khiêm nhường.
Hãy học cùng Thầy, là một lời mời gọi để có một đời sống hiền lành thật sự giữa những điều dữ, “đem yêu thương vào nơi oán thù”. Và để học điều quan trọng trong cuộc sống là khiêm nhường, “chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân” (kinh hòa bình).
+ Tôi cầu xin Chúa
+ Nơi ngài dừng lại
+ Chúng con không thể...
Học với Chúa để sống đúng nghĩa của hiền lành và khiêm nhường.
Hiền lành:
Thiên Chúa tự thông ban chính mình, đó là biểu lộ bản chất của tình yêu vô biên. Khi Thiên Chúa tạo dựng nên con người, Người đã ban cho ơn cao trọng: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất." (St 1, 26). Tình yêu tự thông ban nên tình yêu Thiên Chúa cũng đón nhận tất cả những hậu quả của con người gây nên khi phạm tội: “Thiên Chúa đi tìm kiếm con người” (St 3, 8 – 10); “Hứa ban đấng cứu chuộc” (St 3, 14 – 15).
- Tình yêu tự thông ban:
Một tình yêu tự thông ban cũng là một tình yêu phó nộp vì người mình yêu: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (Ga 3, 16 – 17).
- Tình yêu tự hiến:
“Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” (Ga 10, 11 – 15)
- Người mục tử nhân lành:
Tiên tri Isaia đã nói về Con Người chịu hiến tế: “Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng” (Is 53,7). Và con người được thứ tha: “Anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích là Đức Kitô” ( 1 Pr 1,19).
- Như Con Chiên:
Với người phụ nữ phạm tội ngoại tình công khai: "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa! " (Ga 8, 11). Và ngay khi trước khi chết Người cũng cầu nguyện: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." (Lc 23, 34)
- Hiền lành không lên án:
Khiêm nhường:
Thánh nữ Têrêsa dùng một ví dụ đơn sơ để nói về tình yêu tự hạ: “Một người cha, khi muốn hôn đứa con nhỏ, tất nhiên không thể đứng thẳng người một cách ươn lười mà bảo đứa trẻ con leo lên, áp má nó vào môi mình, để có thể gọi là mình hôn yêu nó. Không, muốn hôn đứa con nhỏ, nhất định là người cha phải cúi sâu xuống tận mặt nó, hoặc bế nó lên trên tay mình, nhưng đằng nào cũng phải cúi...”
- Tình yêu tự hạ:
Thánh Phaolô thì định nghĩa: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.” (Pl 2, 6 – 8)Khiêm nhường trong phục vụ: Qua việc rửa chân cho các tông đồ, Chúa Giêsu cũng dạy cho các môn đệ bài học phục vụ trong yêu thương: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là "Thầy", là "Chúa", điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Ga 13, 12 – 15).
- Khiêm nhường biểu lộ trong vâng phục: Vâng phục là từ bỏ ý riêng, để tùy thuộc vào Chúa Cha, Chúa Giêsu, người đã nói với các môn đệ: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4, 34). Thánh Phaolô trong vinh tụng ca ngài xác tín: “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Đức Giê-su Ki-tô là Chúa" (Pl 2, 6 – 11).
Hãy học cùng Thầy, là một lời mời gọi để có một đời sống hiền lành thật sự giữa những điều dữ, “đem yêu thương vào nơi oán thù”. Và để học điều quan trọng trong cuộc sống là khiêm nhường, “chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân” (kinh hòa bình).
L.m Giuse Hoàng Kim Toan
https://joshkimt.blogspot.com/2017/07/hien-lanh-va-khiem-nhuong.html
https://joshkimt.blogspot.com/2017/07/hien-lanh-va-khiem-nhuong.html
+ Tôi cầu xin Chúa
+ Nơi ngài dừng lại
+ Chúng con không thể...