Skip to main content

Sáu điều bạn nên ngừng nói với một đứa trẻ

Sáu điều tiêu cực bố mẹ nên ngừng nói và thay vào đó những chọn lựa tích cực.
A A+
color:
Sáu điều bạn nên ngừng nói với một đứa trẻ
Sáu điều tiêu cực bố mẹ nên ngừng nói và thay vào đó những chọn lựa tích cực.

Các bậc bố mẹ! Những lời chúng ta thường đi quá xa những gì chúng ta dự định nói. Đứa trẻ, với những quan điểm và cách tiếp cận khác biệt của chúng, chúng sẽ không nghe những thứ giống nhau và những yếu tố làm chúng căng thẳng.

“Thay vì tạo ra một trò chơi quyền lực và trừng phạt, với vẻ bên ngoài của quyền lực, tốt hơn là nên lắng nghe đứa trẻ” đây là lời khuyên của nhà tư vấn tâm lý Isabelle Filliozat, tác giả của cuốn sách Hiểu cảm xúc của trẻ nhỏ. Đối thoại là điểm xuất phát hoàn hảo để giải quyết một tình huống phức tạp. Chúng ta phải tìm ra những từ ngữ đúng đắn để mở ra một cuộc hội thảo và để đứa trẻ bày tỏ điều chúng cảm nhận, sau đó hướng dẫn chúng theo giải pháp đúng đắn, trái ngược với việc làm chúng xấu hổ đến phải biện minh.

Ở đây có 6 ví dụ về các câu tiêu cực và các chọn lựa tích cực của chúng, theo Isabelle Filliozat.

  • Câu tiêu cực: “Con không thể chịu nổi/ không thể làm được.”

Câu này đến từ một người bố, người mẹ ở phương án cuối cùng. Căng thẳng dẫn họ đến việc tấn công những đứa trẻ và công kích chúng trong cơn giận. Đây là những lời nói vô cùng bạo lực và độc ác. Đứa trẻ có thể bị làm tê liệt, khô héo và rơi vào im lặng. Nhưng rất nhanh, cơ thể đứa trẻ giãn ra và chúng trở nên hung dữ. Chúng sẽ tiếp tục tấn công, chúng không chống lại bố mẹ nhưng sẽ chống lại một trong những người anh, chị, em của chúng. Sự hung dữ của chúng là phản ứng căng thẳng cực đoan, một hành vi tràn bờ.

Chọn lựa thay thế tích cực là: “Bố / mẹ nhận ra rằng, hôm nay chúng ta đã đi ra ngoài không đủ và rằng con không có giải pháp nào khác hơn là nhảy vào giường con”


  • Câu tiêu cực: Đi vào giường con ngay!

Đây là một sự độc đoán rất khó khăn cho đứa trẻ có thể hiểu. Câu này có hai nghĩa tiêu cực, là: “Ta không muốn nhìn thấy con ở đây” và “Ta không muốn nhìn thấy con, khi con đang cư xử không đúng đắn”. Phải, khi một đứa trẻ cần bố mẹ chúng nhất, chúng được bảo đi chỗ khác và bị cô lập riêng. Các vùng căng thẳng của não được kích hoạt. Trẻ càng nhỏ càng cần bố mẹ uốn nắn cảm xúc của chúng. Trước lứa tuổi 13 – 14, chúng không thể điều khiển cảm xúc của mình. Một phần của quá trình học tập liên quan đến việc đặt từ ngữ vào cảm xúc. Nếu chúng ta nói với một đứa trẻ: “Ta nhìn thấy nước mắt trong mắt con”, chúng ta giúp chúng nhận định và sau đó uốn nắn cảm xúc của chúng.

Chọn lựa thay thế tích cực là: “Lại đây nào, chúng ta nói chuyện và âu yếm”


  • Câu nói tiêu cực: “Con không nghe lời bất cứ điều gì ở ta. Con chỉ làm chính xác những gì ta nói con không được làm”

Não của một đứa trẻ thay đổi tùy theo độ tuổi của chúng. Một đứa trẻ 2-3 tuổi không nghe những câu phủ định. Cho ví dụ, khi chúng được bảo: “Đừng đi vào nhà với đôi dày đầy bùn đất!” chúng hiểu: “Hãy đi vào nhà với đôi dày đầy bùn đất của con”. Chúng nhìn thẳng vào bố mẹ để chắc chắn rằng chúng đang đáp lại yêu cầu.

Từ giây phút khi mọi thứ bị cấm, có nguy cơ đứa trẻ đang muốn lặp lại việc đó. Dường như bằng cách la mắng, người lớn dành lại quyền kiểm soát. Họ làm tê liệt đứa trẻ bằng cảm giác sợ hãi và xấu hổ. Họ đã không giáo dục đứa trẻ, vì mối quan hệ nhân quả không được định nghĩa. Đứa trẻ sẽ lặp lại những điều bị cấm, cho đến khi bố mẹ chúng kiểm soát tình hình lại một lần nữa với sự sợ hãi và xấu hổ.

Lựa chọn thay thế tích cực là: “Chuyện gì đang xảy ra vậy? Nói cho bố / mẹ nghe cảm xúc của con như thế nào”


  • Câu tiêu cực: “Ngừng ngay việc đòi hỏi ta chuyện đó”

Khi một đứa trẻ làm ầm lên vì điều gì đó, chúng phải nhìn vào cái chúng muốn, ở cái thực sự cần phía dưới. Lúc này, đứa trẻ đang bày tỏ vài điều. Ví dụ, nếu chúng đang cầu xin việc xem hoạt hình, đó không phải là điều sâu thẳm nhất chúng muốn. Chúng đang thực sự đòi hỏi sự gắn kết, một cái ôm, để đáp lại những căng thẳng chúng đang cảm nhận, để an tĩnh bộ não chúng. Tùy vào tình huống và tính cách đứa trẻ, câu trả lời thường có thể là một giây phút nghỉ ngơi hay vài phút chơi bên ngoài.

Chọn lựa tích cực để thay thế là: “Nếu chúng ta chơi một trò chơi trên bảng hoặc vẽ thì sao?”


  • Câu nói tiêu cực: “Ngồi xuống!”

Đây là câu nói độc hại nhất mà người ta có thể nói với một đứa trẻ. Buộc chúng ngồi xuống, nghĩa là đặt chúng vào vị trí căng thẳng nhất. Đó không phải là điều tự nhiên dành cho chúng. Ngược lại, đứa trẻ cần chạy nhảy, trèo cây, vì hạnh phúc của chúng và cũng giúp chúng tập trung trong các giờ lên lớp. Được hoạt động, giúp cho sự tập trung của chúng. Hơn là việc bị buộc làm bài tập về nhà, hơn nữa chúng sẽ bị căng thẳng với những khó khăn. Mọi người đều có sở thích riêng của mình. Vài đứa trẻ có thể đứng để làm bài tập về nhà, vì vậy một cái ghế cao có thể thích hợp với chúng. Mặt khác, việc phải ngồi liên tục phá hỏng cơ lưng và vùng xương chậu của chúng. Đứa trẻ cần sử dụng các cơ bắp để tăng trưởng cơ thể và giảm tối thiểu căng thẳng. Kết quả là tốt hơn cho sức khỏe não bộ và điều tiết cảm xúc.

Thay thế tích cực là: “Vị trí nào con muốn tới?”


  • Câu nói tiêu cực: “Con làm ta kiệt sức!”

Câu nói rất phổ biến này làm cho đứa trẻ phải chịu trách nhiệm với tình trạng cảm xúc của bố mẹ chúng. Đó là một yếu tố căng thẳng cực độ đối với trẻ. Thay vì làm chúng phải mang gáng nặng này, bố mẹ có thể thể hiện cảm xúc của mình bằng cách có các hình ảnh, với một hình nam châm trên tủ lạnh. Ví dụ: một mặt trời ban ngày khi bạn cảm thấy mọi thứ ổn, hay một đám mây nhỏ cho giây phút bạn cảm thấy tệ chút, và một đám mây sấm sét cho một ngày tồi tệ. Trẻ con bản chất là đồng cảm, chúng sẽ hiểu cảm giác của bố mẹ và hành động theo đó.

Sự lựa chọn thay thế tích cực là: “Bố/mẹ mệt và cần một cái ôm”


Mary Nguyễn chuyển ngữ từ aleteia.org
https://aleteia.org/2017/05/23/the-six-things-you-should-never-tell-a-child/
Bài thú vị khác:
+ chai sữa đổ
+ Ngọn nến không cháy
+ Bàn tay mẹ và bài học của con
+ Thứ quý giá nhất cuộc đời