Một trải nghiệm thiêng liêng về đức tin
Đức tin giúp người ta can đảm đương đầu với thử thách bằng thái độ bình an, vì biết chắc rằng, có Chúa đang cầm tay.
| Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017
A
A+
color:
Đức tin giúp người ta can đảm đương đầu với thử thách bằng thái độ bình an, vì biết chắc rằng, có Chúa đang cầm tay.
Sau phép lạ bánh hóa nhiều từ năm cái bánh và hai con cá nhỏ cho hơn năm nghìn người ăn no, một thời điểm tuyệt vời để Đức Giêsu đưa ra một tuyên ngôn chắc nịch về “Nước Thiên Chúa”, hoặc công bố về “Năm hồng ân của Thiên Chúa” mà người dân mong đợi.
Nhưng Đức Giêsu lại có một hành động nghịch thường. Người bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước trong khi Người giải tán đám đông. Một phép lạ cả thể được thực hiện công khai trước mặt mọi người. Ai nấy đếu phấn khởi, rồi bị giải tán trong sự ngỡ ngàng đầy thắc mắc. Sự việc chẳng đi đến đâu?
Có lẽ đám đông, và ngay cả với các môn đệ của Người với sự hứng khởi cao độ trong quan điểm về một Đấng Mêsia trần thế , đã muốn kéo Đức Giêsu đi vào một cuộc phiêu lưu chính trị tôn giáo, như tác giả Tin mừng Gioan cho biết (x.Ga 6,15).
Giải tán đám đông xong, Đức Giêsu lên núi cầu nguyện một mình.
Người cần một nơi yên tĩnh để duyệt soát lại biến cố vừa qua. Việc Người bày tỏ quyền năng đã mặc khải phần nào phẩm chất thần linh của Người. Điều này đúng nhưng có thể gây ngộ nhận về mục tiêu việc Người đến thế gian, việc Người rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa và Ơn Cứu Độ mà Người thực hiện cho con người…
Tất cả những điều ấy phải nằm trong thánh ý Chúa Cha, chứ không đơn thuần là quyền năng của “một cái búng tay” của thứ chủ nghĩa Mêsia trần tục, mà ma quỷ đã có lần hứa hẹn cho Người tất cả, nếu Người chịu sấp mình bái lạy nó (x.Mt 4,8-10). Một lần nữa, Đức Giêsu phải chiến đấu chống lại với mưu chước ma quỷ trong sự cám dỗ khủng khiếp, và cứ lặp lại mãi.
Hào quang quyến rũ của sự thành công tức thời mà Đức Giêsu can đảm đẩy lui bằng sự cầu nguyện, sẽ giúp cho Người đi sâu vào mầu nhiệm Đấng Mêsia khiêm nhu, nghèo khó và luôn vâng phục Chúa Cha trong mọi hoàn cảnh, và mầu nhiệm đó, Người sẽ chỉ mặc khải cho những kẻ tin.
Vì thế, Đức Giêsu rất cần một nơi tịnh lặng để cầu nguyện với Chúa Cha.
Tác giả Matthêu ghi lại chi tiết thú vị hiếm hoi này: “Người lên núi riêng một mình mà cầu nguyện. Tối đến, Người vẫn ở đó cầu nguyện” (c.23). Không ai biết Đức Giêsu cầu nguyện gì và điều gì khiến Người như chìm vào trong tịch mạc giữa màn đêm hôm ấy.
Nhưng dù vậy, Đức Giêsu không tách biệt với thế giới, một thế giới vẫn đang chìm trong những sự thiếu thốn, khốn khổ và cũng đang khát khao được an bình, được no đủ, được bảo đảm, được hạnh phúc; và với số phận mong manh, bấp bênh giữa cái sống và cái chết của các môn đệ, khi ấy đang vất vả chống chọi lại với những làn sóng dữ vì thuyền ngược gió. “Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với họ” (c.25)
Tác giả Matthêu không nhấn đến yếu tố độc đáo, lạ thường và ngoạn mục, mà theo cái nhìn Kinh Thánh, biển là hiện thân của sức mạnh sự ác, thù địch với con người, và bão tố, không phải một hiện tượng tự nhiên nhưng biểu tượng cho những sức mạnh xấu xa muốn dìm chết người ta.
Việc Đức Giêsu đi trên mặt biển chứng tỏ Người có quyền năng vượt trỗi; một cuộc thần hiện. Nhưng cảnh tượng ấy làm các môn đệ chết khiếp, tưởng là ma. Đức Giêsu khẳng định là chính Người, vừa trấn an, vì họ còn thiếu lòng tin: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây đừng sợ!”.
Phêrô làm một phép thử: “Nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài”. Đức Giêsu bảo ông: “Cứ đến!” Đạp trên đầu những ngọn sóng cuồng nộ để đến với Đức Giêsu, một trải nghiệm không hề thú vị như một cảnh được dàn dựng, ông không thể cố ra vẻ tự tin mà bộc lộ cảm xúc kinh hãi, khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thưa Ngài xin cứu! con với!”. Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?”
Đức tin không phải là bùa hộ mạng khỏi mọi bất trắc và hiểm nguy, hoặc có thể thay đổi tương lai và số phận, nhưng đức tin giúp người ta can đảm đương đầu với thử thách bằng thái độ bình an, vì biết chắc rằng, có Chúa đang cầm tay.
Đức Giêsu biết đức tin chúng ta còn yếu đuối, nhưng Người vẫn để người ta phải đương đầu với những thử thách để đức tin ấy luôn được thẩm định và cứng cáp. Ở đây đức tin Phêrô được trình bày trong một bối cảnh bi đát như một cuộc chiến đấu chống lại sự hồ nghi và sợ hãi. Ông được Đức Giêsu đặt làm nền tảng Hội thánh không vì những phẩm chất cá nhân, mà dựa trên trải nghiệm của một lòng tin luôn phải đặt mình trong sự tín thác vào Đấng là Con Thiên Chúa, đã từng biểu lộ quyền năng trên mọi quyền lực khác và Người đang “cầm tay” cứu độ ông.
Nhưng Đức Giêsu lại có một hành động nghịch thường. Người bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước trong khi Người giải tán đám đông. Một phép lạ cả thể được thực hiện công khai trước mặt mọi người. Ai nấy đếu phấn khởi, rồi bị giải tán trong sự ngỡ ngàng đầy thắc mắc. Sự việc chẳng đi đến đâu?
Có lẽ đám đông, và ngay cả với các môn đệ của Người với sự hứng khởi cao độ trong quan điểm về một Đấng Mêsia trần thế , đã muốn kéo Đức Giêsu đi vào một cuộc phiêu lưu chính trị tôn giáo, như tác giả Tin mừng Gioan cho biết (x.Ga 6,15).
Giải tán đám đông xong, Đức Giêsu lên núi cầu nguyện một mình.
Người cần một nơi yên tĩnh để duyệt soát lại biến cố vừa qua. Việc Người bày tỏ quyền năng đã mặc khải phần nào phẩm chất thần linh của Người. Điều này đúng nhưng có thể gây ngộ nhận về mục tiêu việc Người đến thế gian, việc Người rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa và Ơn Cứu Độ mà Người thực hiện cho con người…
Tất cả những điều ấy phải nằm trong thánh ý Chúa Cha, chứ không đơn thuần là quyền năng của “một cái búng tay” của thứ chủ nghĩa Mêsia trần tục, mà ma quỷ đã có lần hứa hẹn cho Người tất cả, nếu Người chịu sấp mình bái lạy nó (x.Mt 4,8-10). Một lần nữa, Đức Giêsu phải chiến đấu chống lại với mưu chước ma quỷ trong sự cám dỗ khủng khiếp, và cứ lặp lại mãi.
Hào quang quyến rũ của sự thành công tức thời mà Đức Giêsu can đảm đẩy lui bằng sự cầu nguyện, sẽ giúp cho Người đi sâu vào mầu nhiệm Đấng Mêsia khiêm nhu, nghèo khó và luôn vâng phục Chúa Cha trong mọi hoàn cảnh, và mầu nhiệm đó, Người sẽ chỉ mặc khải cho những kẻ tin.
Vì thế, Đức Giêsu rất cần một nơi tịnh lặng để cầu nguyện với Chúa Cha.
Tác giả Matthêu ghi lại chi tiết thú vị hiếm hoi này: “Người lên núi riêng một mình mà cầu nguyện. Tối đến, Người vẫn ở đó cầu nguyện” (c.23). Không ai biết Đức Giêsu cầu nguyện gì và điều gì khiến Người như chìm vào trong tịch mạc giữa màn đêm hôm ấy.
Nhưng dù vậy, Đức Giêsu không tách biệt với thế giới, một thế giới vẫn đang chìm trong những sự thiếu thốn, khốn khổ và cũng đang khát khao được an bình, được no đủ, được bảo đảm, được hạnh phúc; và với số phận mong manh, bấp bênh giữa cái sống và cái chết của các môn đệ, khi ấy đang vất vả chống chọi lại với những làn sóng dữ vì thuyền ngược gió. “Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với họ” (c.25)
Tác giả Matthêu không nhấn đến yếu tố độc đáo, lạ thường và ngoạn mục, mà theo cái nhìn Kinh Thánh, biển là hiện thân của sức mạnh sự ác, thù địch với con người, và bão tố, không phải một hiện tượng tự nhiên nhưng biểu tượng cho những sức mạnh xấu xa muốn dìm chết người ta.
Việc Đức Giêsu đi trên mặt biển chứng tỏ Người có quyền năng vượt trỗi; một cuộc thần hiện. Nhưng cảnh tượng ấy làm các môn đệ chết khiếp, tưởng là ma. Đức Giêsu khẳng định là chính Người, vừa trấn an, vì họ còn thiếu lòng tin: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây đừng sợ!”.
Phêrô làm một phép thử: “Nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài”. Đức Giêsu bảo ông: “Cứ đến!” Đạp trên đầu những ngọn sóng cuồng nộ để đến với Đức Giêsu, một trải nghiệm không hề thú vị như một cảnh được dàn dựng, ông không thể cố ra vẻ tự tin mà bộc lộ cảm xúc kinh hãi, khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thưa Ngài xin cứu! con với!”. Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?”
Đức tin không phải là bùa hộ mạng khỏi mọi bất trắc và hiểm nguy, hoặc có thể thay đổi tương lai và số phận, nhưng đức tin giúp người ta can đảm đương đầu với thử thách bằng thái độ bình an, vì biết chắc rằng, có Chúa đang cầm tay.
Đức Giêsu biết đức tin chúng ta còn yếu đuối, nhưng Người vẫn để người ta phải đương đầu với những thử thách để đức tin ấy luôn được thẩm định và cứng cáp. Ở đây đức tin Phêrô được trình bày trong một bối cảnh bi đát như một cuộc chiến đấu chống lại sự hồ nghi và sợ hãi. Ông được Đức Giêsu đặt làm nền tảng Hội thánh không vì những phẩm chất cá nhân, mà dựa trên trải nghiệm của một lòng tin luôn phải đặt mình trong sự tín thác vào Đấng là Con Thiên Chúa, đã từng biểu lộ quyền năng trên mọi quyền lực khác và Người đang “cầm tay” cứu độ ông.
Jos Ngô Văn Kha CSsR
Theo: http://chuacuuthe.com/chua-nhat-19-thuong-nien-a-mot-trai-nghiem-thieng-lieng-ve-duc-tin
Theo: http://chuacuuthe.com/chua-nhat-19-thuong-nien-a-mot-trai-nghiem-thieng-lieng-ve-duc-tin
Tay trắng vẫn hoàn tay trắng
Thoát ra khỏi vườn nho, con chồn ngẫm nghĩ: “Hỡi khu vườn nho hấp dẫn ngọt ngào, vào được trong nhà ngươi để được gì nhỉ ? Ta đã vào với hai bàn tay trắng, và rồi ta đã trở ra tay trắng cũng vẫn hoàn tay trắng !” đọc tiếp...+ Hành trình đức tin
+ Tiếng nói của sự thinh lặng
+ Đức tin là một sự tín thác