“Thầy đây, đừng sợ!” (Mt 14,27)
Một câu nói ngắn gọn nhưng đầy uy lực! Chúa Giêsu biết các môn đệ tuyệt đối tin vào Người nên mới nói thế.
| Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017
A
A+
color:
Một câu nói ngắn gọn nhưng đầy uy lực! Chúa Giêsu biết các môn đệ tuyệt đối tin vào Người nên mới nói thế.
“THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!” (Mt 14,27)
Một câu nói ngắn gọn nhưng đầy uy lực! Chúa Giêsu biết các môn đệ tuyệt đối tin vào Người nên mới nói thế.
Khi tôi còn nhỏ, tôi cũng thường nghe cha tôi nói với tôi như thế trong những tình huống nguy hiểm. Đứa bé nghịch ngợm leo lên cây ổi, cây mận; đến chừng muốn xuống không biết làm sao! Thằng nhóc lắc xắc nhảy xuống chiếc xuồng nghịch ngợm đến nỗi chiếc dây neo bị đứt, xuồng xoay xoay giữa dòng, mặt mũi thằng nhóc méo xệch… Những lúc đó, bóng dáng Ba thật vững chãi và câu nói: “Ba đây, đừng sợ!” mang một uy lực thiêng liêng làm sao! Khi tôi lớn lên thì câu nói ấy thưa dần rồi mất hẳn. Ba tôi biết rằng tôi đã có nhiều lựa chọn khác hơn là tin vào vóc dáng tiều tụy còm cõi của Ba. Thế mà, với các môn đệ dù đã trưởng thành, Chúa Giêsu vẫn không ngại phán một câu đầy quyền uy cỡ đó.
Nỗi sợ có lẽ cũng khai sinh đồng thời với con người trên trần gian này. Từ nguyên thủy, con người đã sợ thua kém Thiên Chúa nên mới phát sinh tội nguyên tổ! Tuy nhiên, có đến hơn 90% nỗi sợ của con người phát sinh từ sự ám thị: Sợ ma, sợ bóng tối, sợ độ cao, sợ gián, sợ chuột… Thêm nữa, ai ai cũng sợ chết dù biết rằng không ai thoát khỏi cái chết, nhưng lại rất ít người sợ sa hỏa ngục!
Trong xã hội ngày nay, con người lại còn lắm cái để sợ, nói chung là sợ mất: Sợ mất việc, sợ mất trộm, sợ mất thể diện, sợ mất uy tín, sợ mất lòng, sợ mất mặt… Nhưng cũng lại rất ít người sợ mất linh hồn!
Có thể nói, sợ đã thành nỗi ám ảnh trong suốt cuộc đời:
Bị bao vây giữa bao nhiêu nỗi sợ đó, liệu có ai nghe âm vang của Lời Chúa hôm nao: “Hãy yên tâm, Thầy đây, đừng sợ!” Niềm tin của tôi vẫn mong manh hơn hạt cải: “Nếu quả thực là Chúa, xin truyền cho tôi đi được trên nước mà đến với Người”. Chúa cũng thông cảm cho thân phận mỏng giòn của tôi: “Được, hãy đến đây!” Chúa vẫn đó, trước mặt tôi. Một cơn gió thoảng qua, tôi đâm sợ và… bắt đầu chìm!
“Lạy Chúa, xin cứu con!” Thật may mắn là Phêrô vẫn nhìn thấy Chúa trước mặt và vội vã cầu cứu. Còn tôi? Tôi loay hoay, tôi vùng vẫy, tôi suy nghĩ thiệt hơn, tôi tính toán lợi hại… Và cuối cùng, tôi quên mất Chúa vẫn đứng đó, vẫn hiện diện trong suốt hành trình trần thế của tôi.
Bài học của Phêrô còn đó! Sông nước là môi trường quen thuộc của một ngư phủ như Phêrô. Vậy mà, một chút sóng, một chút gió cũng hoảng lên: “Thầy ơi, chúng con chết mất!” (Mt. 8, 25) Hầu như Phêrô không còn tin chút gì vào bản lĩnh của mình, sở trường của mình khi có Chúa đồng hành. Lắm lúc tôi tự hỏi: Phêrô có phải là một ngư phủ thật sự không? Ngư phủ gì mà vụng về, đuểnh đoảng! Sóng to, gió lớn là cầu cứu Thầy; hì hục cả đêm không được gì, chỉ biết “Vâng lời Thầy, con thả lưới!” (Lc. 5, 5)
Không, Phêrô mới chính là ngư phủ khôn ngoan nhất thế giới. Một ngư phủ khôn ngoan sẽ chọn gì giữa biển khơi khi một bên là chiếc thủy đỉnh mạnh mẽ, tiện nghi, đầy nhiên liệu và một bên là chiếc phao cứu sinh bé tí? Tất nhiên là chọn chiếc thủy đỉnh! Kiến thức và năng lực của bản thân ta chỉ tựa như chiếc phao cứu sinh bé tí kia thôi, Phêrô đã mạnh dạn vứt bỏ đi để bám vào thủy đỉnh vững chãi an toàn, là Thiên Chúa, là Đá Tảng Cứu độ. Một lựa chọn vô cùng sáng suốt của một người ít học, chính vì thế mà Chúa Giêsu đã phải thốt lên: “Con xin tạ ơn Cha vì đã giấu những điều bí nhiệm ấy đối với những người thông thái mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn” (Mt. 11, 25).
Còn lựa chọn của tôi, phản ứng của tôi?
Có lúc nào tôi phản ứng bằng cách thốt lên: “Lạy Chúa, xin cứu giúp con!” chưa? Hay chỉ vì tôi có trình độ, có kiến thức, có mưu lược, có óc kinh bang tế thế… và tôi cứ bám chặt vào mớ hổ lốn đó cho đến khi mệt nhoài thở ra: “Thời đại bây giờ… sao khó quá!” Trong khi đó, luôn có một Đấng mời gọi chúng ta: “Hãy đến với Ta, hỡi những ai vất vả, khó nhọc và gánh nặng. Ta sẽ cho nghỉ ngơi, bồi dưỡng” (Mt. 11, 28). Đấng ấy đang hiện diện trong Nhà Tạm, bên ngọn đèn chầu leo lét và dường như đang rất cô đơn!
Một câu nói ngắn gọn nhưng đầy uy lực! Chúa Giêsu biết các môn đệ tuyệt đối tin vào Người nên mới nói thế.
Khi tôi còn nhỏ, tôi cũng thường nghe cha tôi nói với tôi như thế trong những tình huống nguy hiểm. Đứa bé nghịch ngợm leo lên cây ổi, cây mận; đến chừng muốn xuống không biết làm sao! Thằng nhóc lắc xắc nhảy xuống chiếc xuồng nghịch ngợm đến nỗi chiếc dây neo bị đứt, xuồng xoay xoay giữa dòng, mặt mũi thằng nhóc méo xệch… Những lúc đó, bóng dáng Ba thật vững chãi và câu nói: “Ba đây, đừng sợ!” mang một uy lực thiêng liêng làm sao! Khi tôi lớn lên thì câu nói ấy thưa dần rồi mất hẳn. Ba tôi biết rằng tôi đã có nhiều lựa chọn khác hơn là tin vào vóc dáng tiều tụy còm cõi của Ba. Thế mà, với các môn đệ dù đã trưởng thành, Chúa Giêsu vẫn không ngại phán một câu đầy quyền uy cỡ đó.
Nỗi sợ có lẽ cũng khai sinh đồng thời với con người trên trần gian này. Từ nguyên thủy, con người đã sợ thua kém Thiên Chúa nên mới phát sinh tội nguyên tổ! Tuy nhiên, có đến hơn 90% nỗi sợ của con người phát sinh từ sự ám thị: Sợ ma, sợ bóng tối, sợ độ cao, sợ gián, sợ chuột… Thêm nữa, ai ai cũng sợ chết dù biết rằng không ai thoát khỏi cái chết, nhưng lại rất ít người sợ sa hỏa ngục!
Trong xã hội ngày nay, con người lại còn lắm cái để sợ, nói chung là sợ mất: Sợ mất việc, sợ mất trộm, sợ mất thể diện, sợ mất uy tín, sợ mất lòng, sợ mất mặt… Nhưng cũng lại rất ít người sợ mất linh hồn!
Có thể nói, sợ đã thành nỗi ám ảnh trong suốt cuộc đời:
- Người buôn bán nhỏ sợ bị cân đong thiếu, sợ bị quỵt…
- Người kinh doanh sợ bị cạnh tranh, sợ bị ăn cắp thương hiệu, sợ đối tác không thực thà…
- Nhà sản xuất sợ nạn đình công, sợ công nhân bớt xén hay trễ nãi…
- Nhà chứng khoán sợ chỉ số lên xuống, giá vàng trồi sụt…
- Nhà cầm quyền sợ nạn bè phái, vây cánh; sợ dân chúng phản đối, biểu tình…
- Bác nông dân sợ mất mùa, mất giá…
- Công nhân viên chức sợ bị cắt thưởng, cắt lương…
- Em học sinh sợ bị lưu ban, sợ thầy cô trù dập…
- Chàng ca sĩ & nàng diễn viên sợ xìcăng-đan, sợ nạn sao chép phim đĩa lậu…
- Anh xe ôm & chị hàng rong cũng bâng quơ sợ chuyện nắng, mưa…
- …
Bị bao vây giữa bao nhiêu nỗi sợ đó, liệu có ai nghe âm vang của Lời Chúa hôm nao: “Hãy yên tâm, Thầy đây, đừng sợ!” Niềm tin của tôi vẫn mong manh hơn hạt cải: “Nếu quả thực là Chúa, xin truyền cho tôi đi được trên nước mà đến với Người”. Chúa cũng thông cảm cho thân phận mỏng giòn của tôi: “Được, hãy đến đây!” Chúa vẫn đó, trước mặt tôi. Một cơn gió thoảng qua, tôi đâm sợ và… bắt đầu chìm!
“Lạy Chúa, xin cứu con!” Thật may mắn là Phêrô vẫn nhìn thấy Chúa trước mặt và vội vã cầu cứu. Còn tôi? Tôi loay hoay, tôi vùng vẫy, tôi suy nghĩ thiệt hơn, tôi tính toán lợi hại… Và cuối cùng, tôi quên mất Chúa vẫn đứng đó, vẫn hiện diện trong suốt hành trình trần thế của tôi.
Bài học của Phêrô còn đó! Sông nước là môi trường quen thuộc của một ngư phủ như Phêrô. Vậy mà, một chút sóng, một chút gió cũng hoảng lên: “Thầy ơi, chúng con chết mất!” (Mt. 8, 25) Hầu như Phêrô không còn tin chút gì vào bản lĩnh của mình, sở trường của mình khi có Chúa đồng hành. Lắm lúc tôi tự hỏi: Phêrô có phải là một ngư phủ thật sự không? Ngư phủ gì mà vụng về, đuểnh đoảng! Sóng to, gió lớn là cầu cứu Thầy; hì hục cả đêm không được gì, chỉ biết “Vâng lời Thầy, con thả lưới!” (Lc. 5, 5)
Không, Phêrô mới chính là ngư phủ khôn ngoan nhất thế giới. Một ngư phủ khôn ngoan sẽ chọn gì giữa biển khơi khi một bên là chiếc thủy đỉnh mạnh mẽ, tiện nghi, đầy nhiên liệu và một bên là chiếc phao cứu sinh bé tí? Tất nhiên là chọn chiếc thủy đỉnh! Kiến thức và năng lực của bản thân ta chỉ tựa như chiếc phao cứu sinh bé tí kia thôi, Phêrô đã mạnh dạn vứt bỏ đi để bám vào thủy đỉnh vững chãi an toàn, là Thiên Chúa, là Đá Tảng Cứu độ. Một lựa chọn vô cùng sáng suốt của một người ít học, chính vì thế mà Chúa Giêsu đã phải thốt lên: “Con xin tạ ơn Cha vì đã giấu những điều bí nhiệm ấy đối với những người thông thái mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn” (Mt. 11, 25).
Còn lựa chọn của tôi, phản ứng của tôi?
- - Sợ người khác có “ảnh hưởng” hơn mình, mới nghe ai ca ngợi người ấy, tôi liền kiếm cách dèm pha để triệt ngay một thần tượng mới… manh nha.
- - Sợ thanh danh, uy tín mình bị tổn hại, tôi sẵn sàng “ăn thua đủ” với bất cứ ai hoặc bất cứ lời đồn đại nào.
- - Sợ bị thất thiệt tài sản, tôi nghi ngờ soi mói những ai có hành vi khác lạ.
- - Sợ không kiếm được việc làm, tôi phải chạy ngõ sau, luồn ngõ trước…
- - Sợ bị sa thải, tôi phải khéo léo lấy lòng cấp trên, chà đạp cấp dưới…
- - Sợ mất mối làm ăn, tôi khai thác triệt để những đòn phép, những mánh lới, những thủ đoạn…
- - Sợ không thành công, tôi đi đường tắt bằng cách thực hiện những ý đồ đen tối của loài người.
- - Sợ phải phụng dưỡng cha mẹ già, tôi phải vận dụng tất cả sự khôn khéo để đẩy phần đó sang anh chị em.
- …
Có lúc nào tôi phản ứng bằng cách thốt lên: “Lạy Chúa, xin cứu giúp con!” chưa? Hay chỉ vì tôi có trình độ, có kiến thức, có mưu lược, có óc kinh bang tế thế… và tôi cứ bám chặt vào mớ hổ lốn đó cho đến khi mệt nhoài thở ra: “Thời đại bây giờ… sao khó quá!” Trong khi đó, luôn có một Đấng mời gọi chúng ta: “Hãy đến với Ta, hỡi những ai vất vả, khó nhọc và gánh nặng. Ta sẽ cho nghỉ ngơi, bồi dưỡng” (Mt. 11, 28). Đấng ấy đang hiện diện trong Nhà Tạm, bên ngọn đèn chầu leo lét và dường như đang rất cô đơn!
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết nhận ra Chúa giữa đêm đen cuộc đời, xin cho chúng con biết thắng vượt mọi nỗi sợ hãi khi nghe tiếng Chúa: “Hãy yên tâm, Thầy đây, đừng sợ!”, xin cho chúng con biết phản ứng trong mọi hoàn cảnh bằng cách thân thưa: “Lạy Chúa, xin cứu con!” để từ nay: “Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv. 62, 2). Amen.
Tiếng nói của sự thinh lặng
Nếu hôm nay, tôi nói ra đôi chút, thì thiết tưởng đó cũng là tiếng nói chung của sự thinh lặng. Sự thinh lặng như một hiện diện làm chứng và hiệp thông của tôi và của nhiều người. đọc tiếp...+ Cẩm nang để đi đường dài
+ Cảm nghiệm đi xe đạp đôi với Chúa
+ Lạy Thầy! Xin cứu con