Thập giá
Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.
| Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017
A
A+
color:
Người môn đệ Chúa vác thập giá mình mà theo Chúa khi đứng về phía con người, phục vụ cho sự sống, cho tình thương, cho sự thật dù có phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Người môn đệ của Chúa Giêsu hôm nay có thể trở thành một Satan, một thứ kỳ đà cản mũi không cho Ngài thực hiện sứ mạng Chúa Cha trao phó như Phêrô ngày xưa.
Thực vậy, chúng ta thường hay quên đi một cách cố tình hay vô ý, lời mời gọi của Chúa Giêsu:
- Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta.
Chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ sang một bên tư tưởng của Thiên Chúa để chạy theo tư tưởng của loài người, để rồi cuối cùng đánh mất bản chất người Kitô hữu. Môn đệ không trọng hơn thày. Nếu Chúa Giêsu đã chọn con đường đau khổ và thập giá vì trung thành với sứ mạng phục vụ con người trong sự thật và tình thương, thì người môn đệ của Ngài cũng phải dám liều mạng sống mình vì Ngài, cũng như vì anh em, thì mới hy vọng tìm lại được mạng sống mình.
Đường lối Chúa Cha đã chỉ cho Đức Kitô thực hiện dường như không đi đúng với cái lý luận thường tình của con người được phản ảnh qua thái độ của Phêrô. Con người dễ dàng chọn theo chiến thuật của Satan, mau mắn xử dụng của cải, danh vọng và quyền lực để thực hiện mọi ý đồ của mình. Và con người cũng dễ viện cớ phục vụ vinh quang Thiên Chúa: Xin cho danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, để xây dựng sự nghiệp của riêng mình.
Trái lại, qui luật sống của chúng ta, những người môn đệ Chúa, được thánh Phaolô xác quyết: vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô. Đừng lầm tưởng rằng đó là một tâm trạng bệnh hoạn, ưa chuộng khổ đau. Dù muốn hay không, thập giá vẫn có mặt trong cuộc sống con người, dưới những danh nghĩa khác nhau, như đau khổ, bệnh tật, tai nạn, cô đơn… nhưng thập giá không chỉ là chịu đựng, chấp nhận một cách thụ động. Vác thập giá còn là một chọn lựa tích cực, như Chúa Giêsu đã từng tâm sự: Thày sẽ phải chịu một phép rửa và lòng Thày khắc khoải biết bao cho đến khi việc ấy hoàn tất. Phép rửa ấy chính là cái chết trên thập giá.
Thế nhưng trong cuộc sống, chúng ta có biết bao sự chọn lựa đi ngược lại với thập giá, tương tự như hành động của Phêrô lẩn trốn khỏi thành Rôma đang khi hoàng đế Nêrôn ra tay bắt đạo. Và trên đường, Phêrô đã gặp Chúa Giêsu đi ngược chiều. Phêrô lên tiếng hỏi: Quo vadis Domine. Lạy Thày, Thày đi đâu đấy? Chúa Giêsu trả lời: Ta đi vào thành Rôma để chết thay cho con.
Người môn đệ Chúa vác thập giá mình mà theo Chúa khi đứng về phía con người, phục vụ cho sự sống, cho tình thương, cho sự thật dù có phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Thập giá sẽ không đè bẹp con người đi theo Chúa, bởi vì chính Ngài tự nguyện làm một Simong ghé vai vác đỡ, đồng thời chính thập giá sẽ nâng chúng ta lên và đem lại cho chúng ta sự sống vĩnh cửu.
Bởi vì, thập giá đã được đóng lên từng việc làm, sẽ đảm bảo chất lượng yêu thương, đúng với nguyên mẫu của Chúa Giêsu.
Thực vậy, chúng ta thường hay quên đi một cách cố tình hay vô ý, lời mời gọi của Chúa Giêsu:
- Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta.
Chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ sang một bên tư tưởng của Thiên Chúa để chạy theo tư tưởng của loài người, để rồi cuối cùng đánh mất bản chất người Kitô hữu. Môn đệ không trọng hơn thày. Nếu Chúa Giêsu đã chọn con đường đau khổ và thập giá vì trung thành với sứ mạng phục vụ con người trong sự thật và tình thương, thì người môn đệ của Ngài cũng phải dám liều mạng sống mình vì Ngài, cũng như vì anh em, thì mới hy vọng tìm lại được mạng sống mình.
Đường lối Chúa Cha đã chỉ cho Đức Kitô thực hiện dường như không đi đúng với cái lý luận thường tình của con người được phản ảnh qua thái độ của Phêrô. Con người dễ dàng chọn theo chiến thuật của Satan, mau mắn xử dụng của cải, danh vọng và quyền lực để thực hiện mọi ý đồ của mình. Và con người cũng dễ viện cớ phục vụ vinh quang Thiên Chúa: Xin cho danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, để xây dựng sự nghiệp của riêng mình.
Trái lại, qui luật sống của chúng ta, những người môn đệ Chúa, được thánh Phaolô xác quyết: vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô. Đừng lầm tưởng rằng đó là một tâm trạng bệnh hoạn, ưa chuộng khổ đau. Dù muốn hay không, thập giá vẫn có mặt trong cuộc sống con người, dưới những danh nghĩa khác nhau, như đau khổ, bệnh tật, tai nạn, cô đơn… nhưng thập giá không chỉ là chịu đựng, chấp nhận một cách thụ động. Vác thập giá còn là một chọn lựa tích cực, như Chúa Giêsu đã từng tâm sự: Thày sẽ phải chịu một phép rửa và lòng Thày khắc khoải biết bao cho đến khi việc ấy hoàn tất. Phép rửa ấy chính là cái chết trên thập giá.
Thế nhưng trong cuộc sống, chúng ta có biết bao sự chọn lựa đi ngược lại với thập giá, tương tự như hành động của Phêrô lẩn trốn khỏi thành Rôma đang khi hoàng đế Nêrôn ra tay bắt đạo. Và trên đường, Phêrô đã gặp Chúa Giêsu đi ngược chiều. Phêrô lên tiếng hỏi: Quo vadis Domine. Lạy Thày, Thày đi đâu đấy? Chúa Giêsu trả lời: Ta đi vào thành Rôma để chết thay cho con.
Người môn đệ Chúa vác thập giá mình mà theo Chúa khi đứng về phía con người, phục vụ cho sự sống, cho tình thương, cho sự thật dù có phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Thập giá sẽ không đè bẹp con người đi theo Chúa, bởi vì chính Ngài tự nguyện làm một Simong ghé vai vác đỡ, đồng thời chính thập giá sẽ nâng chúng ta lên và đem lại cho chúng ta sự sống vĩnh cửu.
Bởi vì, thập giá đã được đóng lên từng việc làm, sẽ đảm bảo chất lượng yêu thương, đúng với nguyên mẫu của Chúa Giêsu.
Nguồn : tinmung.net
http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN.htm
http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN.htm
Không ai vô dụng
Trong mỗi một người luôn tiềm tàng một thánh nhân, và bổn phận của chúng ta là phải cố gắng nhìn thấy vị thánh nhân tiềm tàng nơi người đó. đọc tiếp...+ Khi có vẻ như Chúa không trả lời
+ Tiếng thì thầm của sa mạc