Tinh thần người môn đệ
Lời của Chúa Giêsu là một thách đố cho tất cả mọi Kitô hữu về tinh thần sống đạo và làm chứng về niềm tin của mình.
| Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017
A
A+
color:
Lời của Chúa Giêsu là một thách đố cho tất cả mọi Kitô hữu về tinh thần sống đạo và làm chứng về niềm tin của mình.
Một bà đến thưa với vị linh mục: “Thưa cha con khổ quá tại vì đã lâu lắm rồi nhà con bỏ không đi nhà thờ, không xưng tội rước lễ. Con không biết làm sao khuyên nhà con được.”
Cha hỏi: “Vậy thì ông nhà có nói lý do tại sao ông bỏ không chịu đi nhà thờ và không xưng tội rước lễ không?”
Bà trả lời, “Thưa cha, ông nhà con ông ấy rất là gàn, nhưng ông ấy nói cũng có lý nên con không biết nói làm sao để tranh luận với ông ấy được. Nhà con nói rằng: ‘Tôi thấy có quá nhiều người giả hình. Họ siêng năng đi nhà thờ, đọc kinh xem lễ, ăn chay kiêng thịt, gia nhập hội đoàn này, tổ chức nọ, nhưng chẳng có tinh thần đạo đức bác ái thật gì cả. Đến nhà thờ thì ê a đọc kinh và rầm rang ca hát, nhưng về nhà thì sống bê bối, ra xã hội thì sống tham lam, hẹp hòi ích kỷ. Nhiều người còn gian lận, bỏ vạ cáo gian, phê bình chỉ trích, nói hành nói xấu người khác. Đến nhà thờ tôi chỉ thấy toàn là những người giả hình! Đi lễ đi nhà thờ mà như thế thì vô ích đi làm gì! Họ cũng đâu có khá gì hơn tôi đâu!”
Nghe như thế, cha nói với bà: “Ông nhà nói rất đúng đấy. Bà đừng cãi với ông làm gì, bà về nói với ông như thế này, ‘Cha bảo là cha đồng ý với ông trăm phần trăm. Ông nói rất có lý. Và cha nhắn tôi về nói lại với ông là ở nhà thờ vẫn còn chỗ trống cho thêm một người giả hình nữa. Cha mời ông đến để gia nhập đầy nhà thờ cho vui!'”
Chúng ta không ai có thiện cảm với những người nói mà không làm. Chúng ta càng ghét những người giả dối bề ngoài nói thánh nói tướng lên mặt đạo đức giảng cho người khác, nhưng đời sống riêng tư của họ lại bê bối không sống theo điều họ rao giảng. Các bài đọc hôm nay dạy chúng ta phải tránh lối sống giả dối ngôn hành bất thuận như thế. Thiên Chúa đã dùng miệng tiên tri Malakia để cảnh cáo các tư tế và dân chúng vì họ đã hủy bỏ giao ước; sống vị nể, và đi sai đường lối làm cho nhiều người vấp phạm. Trong bài Phúc âm, Chúa Giêsu đã nghiêm khắc phê bình những người Biệt phái và Pharisiêu là giả hình, vì họ đã sống quá xa lạ với những lời họ giảng dạy. Họ nói một đàng làm một nẻo.
Luật Sĩ là những nhà chuyên môn về luật. Họ là những người được tuyển chọn làm tư tế, và làm thầy dạy thiên hạ. Pharisiêu là những người biệt phái; tuy họ không phải là những người được học có bằng cấp cao, không phải là tư tế, nhưng họ là những người được biệt phái làm đầu trong dân. Họ tận tình và tỉ mỉ giữ lề luật. Họ rất hãnh diện về địa vị lãnh đạo trong tôn giáo, về sự yêu mến tôn trọng lề luật và lòng sùng đạo của họ. Họ thích được nhìn nhận và được coi là gương mẫu cho thiên hạ. Họ muốn tài năng của họ phải được người khác nhận ra và được ngưỡng mộ cũng như được tưởng thưởng xứng đáng. Họ chuộng được người khác chú ý.
Chúa Giêsu nhìn thấu tỏ lòng dạ của các Luật Sĩ và Biệt phái. Ngài biết là họ không rao giảng Thiên Chúa mà là rao giảng chính họ và những kiến thức hiểu biết của họ. Hiện tượng dài dòng kinh kệ và mặc áo tua rua chỉ là sự trình diễn phô trương, bởi vì trong thực tế họ đã lơ là hay bỏ qua tinh thần đức tin, sự công bình và lòng nhân ái. Họ trống rỗng và nông cạn, không tốt lành và cũng chẳng thánh thiện. Lối sống của họ là lối sống tìm sự vinh hoa giả tạo cho bản thân, chú trọng đến bề ngoài và nặng tinh thần thế tục.
Nói cách khác, họ đã nói những bài nói đạo đức, nhưng đã không bước đi trên con đường đạo đức. Họ trình bày những nguyên tắc sống đạo, nhưng lại không sống đạo. Họ nói thánh nhưng không sống thánh. Họ thích đứng nơi công cộng để được chú ý và được kính trọng, nhưng lại không có những tư cách xứng đáng để được kính trọng. Họ thích được ngồi bàn trên và chỗ danh dự, thích được gọi là thầy, nhưng lại không có tư cách của một vị thầy. Kết quả là việc rao giảng của họ tạo ra nhiều khuấy động rối loạn và sai lạc; gây đau khổ và thiệt hại cho nhiều người. Chúa Giêsu đã nhìn thấy sự giả dối của ho, và Ngài đã không ngần ngại lên án lối sống giả tạo và giả hình như thế.
Chúng ta sẽ lầm lẫn nếu chúng ta chỉ phân tích và nhận định thái độ của những người Biệt phái và Pharisiêu. Trong một cách nào đó chúng ta cũng có những hình thức và lối sống kiêu ngạo, và giả hình của Pharisiêu.
Loại giả hình thứ nhất là nói mà không làm đúng theo lời mình nói. Rất ít người trong chúng ta dám nói rằng chúng ta đã thực hành tất cả những gì chúng ta nói hay những điều chúng ta tin. Chúng ta cũng dễ dàng mặc cho mình những cái tốt đẹp bề ngoài. Chúng ta tô điểm cho cái tôi xã hội, cái tôi công cộng một vẻ bề ngoài thật lịch sự, đạo đức, liêm sỉ hơn với con người thực sự của chúng ta. Hoặc nhiều khi lòng chúng ta không trong sáng đủ để sống với một chủ đích là tìm vinh danh Thiên Chúa. Chúng ta còn tìm mình và tìm hư danh cho mình.
Loại giả hình thứ hai xấu xa hơn một khi chúng ta không những không thực hành mà còn không tin cả những điều chúng ta rao giảng. Chúng ta công bố lớn tiếng nơi công cộng chỉ vì chúng ta muốn lấy lòng người nghe và chiêu mộ người ta để đạt tư lợi. Chúng ta nói hay, giảng hay, tô điểm bề ngoài với những cử chỉ đạo đức thanh liêm để che mặt thiên hạ, nhưng trong lòng không tin nhận. Rồi trong đời sống tư lại có một lối sống ngược lại với những gì chúng ta rao giảng. Chúng ta lên án người này người kia sống bê tha tội lỗi, trong khi chính mình cũng vụng trộm tình nghĩa lăng nhăng, hoặc kín đáo làm những điều vô luân bất nghĩa, bất chính. Hoặc với người ngoài và với khách hàng thì chúng ta lịch sự khiêm tốn để chiếm được cảm tình của người ta, nhưng khi trở về nhà thì chúng ta lại không đối xử lịch sự với những người thân trong gia đình; chúng ta đánh đập hành hung hay chửi bới con cái… Sống như thế có nghĩa là còn giả hình. Sống như thế là sống hai lòng, hai mặt. Sống như thế là vừa kiêu ngạo vừa lừa bịp. Và Chúa Giêsu không bị lừa bởi tất cả những lớp vỏ bề ngoài giả hình như thế.
Chúa Kitô đòi các môn đệ của Ngài phải sống điều mình rao giảng. Không ai được muốn người khác gọi mình là thầy hay là cha. Tất cả là anh chị em với nhau. Hơn thế nữa những người môn đệ của Chúa Giêsu phải biết quý trọng và chú ý đến tinh thần phục vụ trong khiêm tốn. Lời của Chúa Giêsu là một thách đố cho tất cả mọi Kitô hữu về tinh thần sống đạo và làm chứng về niềm tin của mình.
Cách đây không lâu, một người ở Port Arthur, TX biên thư thắc mắc về việc tại sao Giáo Hội lại bắt giáo dân gọi các linh mục là ‘cha’ trong khi Chúa Giêsu lại nói là đừng gọi ai dưới đất là cha, vì chỉ có một Cha trên trời? Và tại sao các cha lại tránh né không chịu giải thích? Tôi cũng cảm thấy khó khăn để giải thích. Tôi cũng cảm thấy ngượng ngùng khi xưng mình là ‘cha’ trong lúc nói chuyện với người khác.
Nhưng một lần có người gọi tôi là ‘ anh’ thay vì gọi là ‘cha’ thì tôi cũng như một số người khác đứng đó đã cảm thấy có cái gì ngường ngượng nghe không thuận tai. Tuy nhiên danh từ ‘cha’ dùng để gọi các linh mục cũng chỉ là một tước hiệu nói lên tình liên hệ thiêng liêng trong Giáo Hội giống như địa vị làm cha trong tình liên hệ của người cha đối với con cái trong gia đình. Tước hiệu đó đã được dùng từ lâu do lòng quý mến và kính trọng của người giáo dân dành cho các linh mục là những người đại diện Thiên Chúa và là hiện thân của Chúa Kitô trong chức vị tư tế. Nếu chúng ta chú trọng quá nghiêm khắc vào từ ngữ thì chúng ta không hiểu đúng ý của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu có ý nói là không ai được tự đặt mình vào địa vị làm Cha như Thiên Chúa, và cũng không được coi bất cứ ai dưới đất là Cha thay thế Thiên Chúa. Chỉ có một chức vị Cha chân thật là Thiên Chúa, và chỉ có một Thầy chân thật là Đức Kitô. Điểm Chúa Giêsu nhấn mạnh là “Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi.” Do đó có lẽ chúng ta không nên quá quan tâm đặt vấn đề khi người giáo dân gọi các linh mục là ‘cha’, nhưng chúng ta có thể đặt vấn đề nếu thấy các linh mục của mình không có tinh thần phục vụ như Chúa Giêsu mong muốn và đòi hỏi.
Trong tinh thần phục vụ Tin Mừng chân chính, Thánh Phaolô trong bài đọc hai đã thẳng thắn tâm sự với giáo đoàn Thessalonica rằng, ” Anh em còn nhớ đến công lao khó nhọc của chúng tôi: Chúng tôi phải làm việc ngày đêm để khỏi trở nên gánh nặng cho một ai trong anh em, khi chúng tôi rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa giữa anh em” (1 Thes 2:9).
Một vị truyền giáo ở Ấn Độ đã tâm sự như sau:
Là một sinh viên ở Paris, tôi đã học nhiều lớp triết và tôn giáo. Tôi dùng nhiều giờ để bàn luận với những sinh viên khác về Thiên Chúa, về ý nghĩa và mục đích của cuộc đời. Đó là thời gian vui và hứng thú, nhưng tôi vẫn không tìm ra được hướng đi cho đời mình cho đến khi một người bạn trẻ nói với tôi một điều làm thay đổi đời tôi. Trong một cuộc bàn luận, anh ta đã nhìn thẳng vào tôi và nói, ” Anh sẽ không bao giờ tìm gặp được Thiên Chúa qua việc bàn thảo và tranh luận về Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa là tình yêu. Anh chỉ tìm được Thiên Chúa khi anh yêu thương vô vị lợi.” Lúc đó tôi đang khảo cứu về thánh Phanxicô thành Assisi. Tôi học thấy điểm đổi đời của Phanxicô không phải là lúc ngài bỏ hết mọi sự giầu sang phú quý, nhưng là lúc ngài dùng lý trí và ý chí để xuống ngựa và ôm lấy người phong cùi. Điều này đã cảm kích tôi và khi tôi nghe biết ở Ấn Độ đang cần có người phục vụ trong trại phong cùi, và tôi đã tới đây. Nơi đây tôi vẫn đang phục vụ, và nơi đây tôi tìm được Thiên Chúa. Bạn sẽ không tìm được Thiên Chúa qua bàn thảo hay tranh luận, và bạn cũng chẳng bao giờ tìm thấy Thiên Chúa trong việc tự đưa mình lên, bởi vì Ngài là Thiên Chúa của Tình Yêu. Bạn chỉ tìm được Ngài khi bạn biết yêu thương vô vị lợi.
Cha hỏi: “Vậy thì ông nhà có nói lý do tại sao ông bỏ không chịu đi nhà thờ và không xưng tội rước lễ không?”
Bà trả lời, “Thưa cha, ông nhà con ông ấy rất là gàn, nhưng ông ấy nói cũng có lý nên con không biết nói làm sao để tranh luận với ông ấy được. Nhà con nói rằng: ‘Tôi thấy có quá nhiều người giả hình. Họ siêng năng đi nhà thờ, đọc kinh xem lễ, ăn chay kiêng thịt, gia nhập hội đoàn này, tổ chức nọ, nhưng chẳng có tinh thần đạo đức bác ái thật gì cả. Đến nhà thờ thì ê a đọc kinh và rầm rang ca hát, nhưng về nhà thì sống bê bối, ra xã hội thì sống tham lam, hẹp hòi ích kỷ. Nhiều người còn gian lận, bỏ vạ cáo gian, phê bình chỉ trích, nói hành nói xấu người khác. Đến nhà thờ tôi chỉ thấy toàn là những người giả hình! Đi lễ đi nhà thờ mà như thế thì vô ích đi làm gì! Họ cũng đâu có khá gì hơn tôi đâu!”
Nghe như thế, cha nói với bà: “Ông nhà nói rất đúng đấy. Bà đừng cãi với ông làm gì, bà về nói với ông như thế này, ‘Cha bảo là cha đồng ý với ông trăm phần trăm. Ông nói rất có lý. Và cha nhắn tôi về nói lại với ông là ở nhà thờ vẫn còn chỗ trống cho thêm một người giả hình nữa. Cha mời ông đến để gia nhập đầy nhà thờ cho vui!'”
* * *
Chúng ta không ai có thiện cảm với những người nói mà không làm. Chúng ta càng ghét những người giả dối bề ngoài nói thánh nói tướng lên mặt đạo đức giảng cho người khác, nhưng đời sống riêng tư của họ lại bê bối không sống theo điều họ rao giảng. Các bài đọc hôm nay dạy chúng ta phải tránh lối sống giả dối ngôn hành bất thuận như thế. Thiên Chúa đã dùng miệng tiên tri Malakia để cảnh cáo các tư tế và dân chúng vì họ đã hủy bỏ giao ước; sống vị nể, và đi sai đường lối làm cho nhiều người vấp phạm. Trong bài Phúc âm, Chúa Giêsu đã nghiêm khắc phê bình những người Biệt phái và Pharisiêu là giả hình, vì họ đã sống quá xa lạ với những lời họ giảng dạy. Họ nói một đàng làm một nẻo.
Thái Độ Của Luật Sĩ và Biệt Phái
Luật Sĩ là những nhà chuyên môn về luật. Họ là những người được tuyển chọn làm tư tế, và làm thầy dạy thiên hạ. Pharisiêu là những người biệt phái; tuy họ không phải là những người được học có bằng cấp cao, không phải là tư tế, nhưng họ là những người được biệt phái làm đầu trong dân. Họ tận tình và tỉ mỉ giữ lề luật. Họ rất hãnh diện về địa vị lãnh đạo trong tôn giáo, về sự yêu mến tôn trọng lề luật và lòng sùng đạo của họ. Họ thích được nhìn nhận và được coi là gương mẫu cho thiên hạ. Họ muốn tài năng của họ phải được người khác nhận ra và được ngưỡng mộ cũng như được tưởng thưởng xứng đáng. Họ chuộng được người khác chú ý.
Chúa Giêsu nhìn thấu tỏ lòng dạ của các Luật Sĩ và Biệt phái. Ngài biết là họ không rao giảng Thiên Chúa mà là rao giảng chính họ và những kiến thức hiểu biết của họ. Hiện tượng dài dòng kinh kệ và mặc áo tua rua chỉ là sự trình diễn phô trương, bởi vì trong thực tế họ đã lơ là hay bỏ qua tinh thần đức tin, sự công bình và lòng nhân ái. Họ trống rỗng và nông cạn, không tốt lành và cũng chẳng thánh thiện. Lối sống của họ là lối sống tìm sự vinh hoa giả tạo cho bản thân, chú trọng đến bề ngoài và nặng tinh thần thế tục.
Nói cách khác, họ đã nói những bài nói đạo đức, nhưng đã không bước đi trên con đường đạo đức. Họ trình bày những nguyên tắc sống đạo, nhưng lại không sống đạo. Họ nói thánh nhưng không sống thánh. Họ thích đứng nơi công cộng để được chú ý và được kính trọng, nhưng lại không có những tư cách xứng đáng để được kính trọng. Họ thích được ngồi bàn trên và chỗ danh dự, thích được gọi là thầy, nhưng lại không có tư cách của một vị thầy. Kết quả là việc rao giảng của họ tạo ra nhiều khuấy động rối loạn và sai lạc; gây đau khổ và thiệt hại cho nhiều người. Chúa Giêsu đã nhìn thấy sự giả dối của ho, và Ngài đã không ngần ngại lên án lối sống giả tạo và giả hình như thế.
Chúng ta sẽ lầm lẫn nếu chúng ta chỉ phân tích và nhận định thái độ của những người Biệt phái và Pharisiêu. Trong một cách nào đó chúng ta cũng có những hình thức và lối sống kiêu ngạo, và giả hình của Pharisiêu.
Loại giả hình thứ nhất là nói mà không làm đúng theo lời mình nói. Rất ít người trong chúng ta dám nói rằng chúng ta đã thực hành tất cả những gì chúng ta nói hay những điều chúng ta tin. Chúng ta cũng dễ dàng mặc cho mình những cái tốt đẹp bề ngoài. Chúng ta tô điểm cho cái tôi xã hội, cái tôi công cộng một vẻ bề ngoài thật lịch sự, đạo đức, liêm sỉ hơn với con người thực sự của chúng ta. Hoặc nhiều khi lòng chúng ta không trong sáng đủ để sống với một chủ đích là tìm vinh danh Thiên Chúa. Chúng ta còn tìm mình và tìm hư danh cho mình.
Loại giả hình thứ hai xấu xa hơn một khi chúng ta không những không thực hành mà còn không tin cả những điều chúng ta rao giảng. Chúng ta công bố lớn tiếng nơi công cộng chỉ vì chúng ta muốn lấy lòng người nghe và chiêu mộ người ta để đạt tư lợi. Chúng ta nói hay, giảng hay, tô điểm bề ngoài với những cử chỉ đạo đức thanh liêm để che mặt thiên hạ, nhưng trong lòng không tin nhận. Rồi trong đời sống tư lại có một lối sống ngược lại với những gì chúng ta rao giảng. Chúng ta lên án người này người kia sống bê tha tội lỗi, trong khi chính mình cũng vụng trộm tình nghĩa lăng nhăng, hoặc kín đáo làm những điều vô luân bất nghĩa, bất chính. Hoặc với người ngoài và với khách hàng thì chúng ta lịch sự khiêm tốn để chiếm được cảm tình của người ta, nhưng khi trở về nhà thì chúng ta lại không đối xử lịch sự với những người thân trong gia đình; chúng ta đánh đập hành hung hay chửi bới con cái… Sống như thế có nghĩa là còn giả hình. Sống như thế là sống hai lòng, hai mặt. Sống như thế là vừa kiêu ngạo vừa lừa bịp. Và Chúa Giêsu không bị lừa bởi tất cả những lớp vỏ bề ngoài giả hình như thế.
Tinh Thần Người Môn Đệ Chúa Kitô
Chúa Kitô đòi các môn đệ của Ngài phải sống điều mình rao giảng. Không ai được muốn người khác gọi mình là thầy hay là cha. Tất cả là anh chị em với nhau. Hơn thế nữa những người môn đệ của Chúa Giêsu phải biết quý trọng và chú ý đến tinh thần phục vụ trong khiêm tốn. Lời của Chúa Giêsu là một thách đố cho tất cả mọi Kitô hữu về tinh thần sống đạo và làm chứng về niềm tin của mình.
Cách đây không lâu, một người ở Port Arthur, TX biên thư thắc mắc về việc tại sao Giáo Hội lại bắt giáo dân gọi các linh mục là ‘cha’ trong khi Chúa Giêsu lại nói là đừng gọi ai dưới đất là cha, vì chỉ có một Cha trên trời? Và tại sao các cha lại tránh né không chịu giải thích? Tôi cũng cảm thấy khó khăn để giải thích. Tôi cũng cảm thấy ngượng ngùng khi xưng mình là ‘cha’ trong lúc nói chuyện với người khác.
Nhưng một lần có người gọi tôi là ‘ anh’ thay vì gọi là ‘cha’ thì tôi cũng như một số người khác đứng đó đã cảm thấy có cái gì ngường ngượng nghe không thuận tai. Tuy nhiên danh từ ‘cha’ dùng để gọi các linh mục cũng chỉ là một tước hiệu nói lên tình liên hệ thiêng liêng trong Giáo Hội giống như địa vị làm cha trong tình liên hệ của người cha đối với con cái trong gia đình. Tước hiệu đó đã được dùng từ lâu do lòng quý mến và kính trọng của người giáo dân dành cho các linh mục là những người đại diện Thiên Chúa và là hiện thân của Chúa Kitô trong chức vị tư tế. Nếu chúng ta chú trọng quá nghiêm khắc vào từ ngữ thì chúng ta không hiểu đúng ý của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu có ý nói là không ai được tự đặt mình vào địa vị làm Cha như Thiên Chúa, và cũng không được coi bất cứ ai dưới đất là Cha thay thế Thiên Chúa. Chỉ có một chức vị Cha chân thật là Thiên Chúa, và chỉ có một Thầy chân thật là Đức Kitô. Điểm Chúa Giêsu nhấn mạnh là “Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi.” Do đó có lẽ chúng ta không nên quá quan tâm đặt vấn đề khi người giáo dân gọi các linh mục là ‘cha’, nhưng chúng ta có thể đặt vấn đề nếu thấy các linh mục của mình không có tinh thần phục vụ như Chúa Giêsu mong muốn và đòi hỏi.
Trong tinh thần phục vụ Tin Mừng chân chính, Thánh Phaolô trong bài đọc hai đã thẳng thắn tâm sự với giáo đoàn Thessalonica rằng, ” Anh em còn nhớ đến công lao khó nhọc của chúng tôi: Chúng tôi phải làm việc ngày đêm để khỏi trở nên gánh nặng cho một ai trong anh em, khi chúng tôi rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa giữa anh em” (1 Thes 2:9).
Một vị truyền giáo ở Ấn Độ đã tâm sự như sau:
Là một sinh viên ở Paris, tôi đã học nhiều lớp triết và tôn giáo. Tôi dùng nhiều giờ để bàn luận với những sinh viên khác về Thiên Chúa, về ý nghĩa và mục đích của cuộc đời. Đó là thời gian vui và hứng thú, nhưng tôi vẫn không tìm ra được hướng đi cho đời mình cho đến khi một người bạn trẻ nói với tôi một điều làm thay đổi đời tôi. Trong một cuộc bàn luận, anh ta đã nhìn thẳng vào tôi và nói, ” Anh sẽ không bao giờ tìm gặp được Thiên Chúa qua việc bàn thảo và tranh luận về Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa là tình yêu. Anh chỉ tìm được Thiên Chúa khi anh yêu thương vô vị lợi.” Lúc đó tôi đang khảo cứu về thánh Phanxicô thành Assisi. Tôi học thấy điểm đổi đời của Phanxicô không phải là lúc ngài bỏ hết mọi sự giầu sang phú quý, nhưng là lúc ngài dùng lý trí và ý chí để xuống ngựa và ôm lấy người phong cùi. Điều này đã cảm kích tôi và khi tôi nghe biết ở Ấn Độ đang cần có người phục vụ trong trại phong cùi, và tôi đã tới đây. Nơi đây tôi vẫn đang phục vụ, và nơi đây tôi tìm được Thiên Chúa. Bạn sẽ không tìm được Thiên Chúa qua bàn thảo hay tranh luận, và bạn cũng chẳng bao giờ tìm thấy Thiên Chúa trong việc tự đưa mình lên, bởi vì Ngài là Thiên Chúa của Tình Yêu. Bạn chỉ tìm được Ngài khi bạn biết yêu thương vô vị lợi.
Thiên Chúa nôn nao chờ ta nói
Chỉ cần dành ra ba phút mỗi ngày là bạn có thể bắt đầu cầu nguyện với Thiên Chúa rồi. Ngài chờ đợi để nghe bạn đấy! đọc tiếp...+ Ba điều quan trọng khi cầu nguyện
+ Cỏ mọc trên lối mòn