Đau khổ góp phần rèn luyện chúng ta
www.tinmung.net
Trước đây, phương pháp dùng để giáo dục thanh niên dựa trên nền tảng là sức chịu đựng: một đứa trẻ càng vượt qua được những thử thách tàn bạo, thì nó càng được chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những mối nguy của tuổi trưởng thành. Chúng ta nhìn thấy một ví dụ tốt về điều ấy trong nghi thức khai tâm của các bộ lạc người da đó. Nghi thức đó được chỉ định để giúp thanh niên có được vị trí của chúng trong thế giới của người lớn.
Trong một nghi thức như thế, lúc trời tối người cha dẫn đứa con tuổi thanh niên vào một khu rừng thưa. Ông nói với nó phải qua đêm ở đó một mình và chỉ được trang bị bằng một cây giáo. Kế đó, người cha rút lui. Khi đứa con ra khỏi khu rừng về lại nhà thì nó không còn là một đứa trẻ nữa.
Người thanh niên đối diện với một thách đố đầy đe doạ. Có một bóng đêm không dò thấu và vô số âm thanh, phần lớn vô hại nhưng rất ghê rợn. Người ta có cảm tưởng một vài con thú đang ẩn náu gần đó, chờ đợi để vồ mồi, một cảm giác làm người ta lạnh toát mồ hôi và rã rời thân thể. Chỉ cần có một người bạn bên cạnh, sự việc sẽ khác biết bao. Nhưng anh ta chỉ dựa vào sức của riêng mình.
Thời gian trôi qua chậm biết bao, mỗi phút như bằng một giờ. Nhưng dù sao, đêm đã đi qua. Và sau cùng bình minh ló dạng ở bầu trời. Khi bóng tối rút lui, nỗi sợ hãi của người thanh niên mới chấm dứt và anh ta bắt đầu thở đều. Rồi từ rừng rậm một bóng người xuất hiện. Đó là cha anh ta.
Người thanh niên chạy đến cha anh, gieo mình vào đôi tay của người cha và kêu lên “Ôi cám ơn Thiên Chúa, cha đã đến!”. Rồi đến lượt người cha ôm lấy con mình. Vừa ôm con, ông vừa nói: “Con ơi, cha tự hào về con. Con đã xử sự như một người lớn thật sự”. Điều mà người thanh niên không biết là cha anh đã ngồi nơi kín đáo suốt đêm, đưa mắt dõi theo anh. Mỗi người muốn trưởng thành phải đối diện với “khu rừng đen tối” dưới một hình thức nào đó.
Tác giả của thư gởi tín hữu Do Thái nói về cách sửa dạy và rèn luyện mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Chúng ta được rèn luyện trong trường học của đau khổ. Tuy nhiên, ở đây không đề cập đến khía cạnh tình cảm của đau khổ. Người ta có thể bị tổn thương đến nỗi trở nên cay cú và không chấp nhận sự cứu giúp.
Tuy nhiên đau khổ có thể là một cơ hội tốt. Giá trị của đau khổ không nằm trong chính nỗi đau mà trong thái độ người chịu đau khổ đối với nỗi đau. Đau khổ có thể thanh luyện linh hồn và biến đổi tính cách của một con người. Đau khổ có thể đem lại hoa quả. Nó là một phần cần thiết giúp chúng ta trở thành một con người chân chính tức là một con người có sự trưởng thành, chiều sâu và lòng trắc ẩn. Như Van Gogh đã nói: “Người ta phải chịu gian lao để nên chín chắn”.
Đau khổ là một thành phần cần thiết để xây dựng một con người Kitô hữu trưởng thành. Chúng ta không nên coi đau khổ là một sự trừng phạt của Thiên Chúa. Thiên Chúa không trừng phạt một ai. Đau khổ là một phần của thân phận con người. Thiên Chúa để cho chúng ta đau khổ. Đúng, nhưng chỉ vì đau khổ có thể đem lại điều tốt lành. Đau khổ có thể đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn. Trong đau khổ, chúng ta cảm nghiệm quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa. Có những chân lý mà chỉ có sự đau buồn mới có thể chỉ dạy. Một trong những chân lý ấy là lòng thương xót đối với người đồng loại đau khổ. Không thể học được lòng thương xót mà không có đau khổ.
Đường Giêsu
Không chỉ là người mở đường. Chúa Giêsu chính là con đường. Để về Nhà Cha, ta không chỉ đi theo, đi với mà còn phải đi trong Người. đọc tiếp ...+ Bữa Ăn Thiên Đàng Và Hỏa Ngục
+ Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa