Skip to main content

Đức Mẹ Lên Trời và tám điều quan trọng

Lễ Đức Mẹ Lên Trời (Mông Triệu) được cử hành vào ngày 15 tháng Tám hằng năm, lễ này không chỉ đặc biệt mà còn gia tăng nền tảng đức tin. Đó là giáo huấn quan trọng có nguồn gốc sâu xa trong Kinh Thánh và phù hợp trực tiếp với đời sống hằng ngày của chúng ta. Đây là 8 điều quan trọng liên quan lễ Đức Mẹ Lên Trời.
A A+
color:
Đức Mẹ Lên Trời và tám điều quan trọng
Lễ Đức Mẹ Lên Trời (Mông Triệu) được cử hành vào ngày 15 tháng Tám hằng năm, lễ này không chỉ đặc biệt mà còn gia tăng nền tảng đức tin.

Lễ Đức Mẹ Lên Trời (Mông Triệu) được cử hành vào ngày 15 tháng Tám hằng năm, lễ này không chỉ đặc biệt mà còn gia tăng nền tảng đức tin. Đó là giáo huấn quan trọng có nguồn gốc sâu xa trong Kinh Thánh và phù hợp trực tiếp với đời sống hằng ngày của chúng ta.

Đây là 8 điều quan trọng liên quan lễ Đức Mẹ Lên Trời.

  • 1. CHÚNG TA SẼ CHIA SẺ SỰ PHỤC SINH CỦA ĐỨC KITÔ
Dựa trên nền tảng Kinh Thánh, điều cốt lõi của đức tin là tin rằng Đức Kitô đã sống lại về thể lý và Ngài đã về trời với chính thân thể của Ngài. Lễ Đức Mẹ Lên Trời xác định rằng sự biến đổi khác thường này không giới hạn cho Đức Kitô. Nếu Đức Mẹ có thể lên trời, cả hồn và xác, chúng ta cũng có thể chia sẻ với Đức Mẹ về tính nhân loại.

  • 2. CHÚNG TA HY VỌNG SỐNG LẠI CẢ HỒN VÀ XÁC
Tín điều này nhấn mạnh cuộc lên trời của Đức Mẹ về thể lý. Nếu không thì không cần. Tranh luận rằng linh hồn Đức Mẹ lên trời không tuyên bố gì hơn điều xảy ra với những người chết trong tình trạng ân sủng. Dĩ nhiên những người chưa lành thánh sẽ phải vào luyện hình trước khi vào Thiên Đàng.

Cuộc lên trời của Đức Mẹ nhắc chúng ta nhớ rằng việc cứu độ là vấn đề chính. Thiên Chúa không chỉ cứu độ một nửa số người trong chúng ta. Ngài không chỉ kéo linh hồn ra khỏi thân xác tội lỗi. Chúng ta được cứu độ trong tình trạng đầy đủ tính nhân loại của chúng ta – cả thân xác và linh hồn.

  • 3. NƯỚC TRỜI DÀNH CHO CÁC THÁNH
Một trong các đặc điểm của Cựu Ước là không có khái niệm rõ ràng về Nước Trời. Khi người ta chết, dù là người công chính, họ vào Âm Ty hoặc Âm Phủ (Sheol hoặc Hades) – một “thế giới ngầm” có bóng tối. Người Israel xưa hiểu rằng có một Đền Thờ trên trời, nơi có Thiên Chúa ngự trị. Điều này được mô tả trong thị kiến của ngôn sứ Isaia. Nhưng họ không nhất thiết coi Nước Trời là nơi đến của các thánh. Các tiên tri Ênóc, Êlia, và Môsê là dạng đặc biệt đối với quy luật đó.

Lễ Đức Mẹ Lên Trời làm rõ và xác định rằng Nước Trời của Tân Ước là nơi các thánh tận hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa. Đức Mẹ là người đầu tiên vào đó theo Giao Ước Mới. (Chúng ta không thể biết chắc rằng Người Trộm Lành có vào thẳng Nước Trời hay không). Theo cách nào đó, Đức Mẹ đã mở cửa trời cho số các thánh còn lại, như Đức Mẹ đã mở thế gian tới sự nhập thể trọn vẹn của Thiên Chúa.

  • 4. SỰ ĐẢO NGƯỢC CUỐI CÙNG CỦA SỰ SA NGÃ
Giáo Hội dạy rằng Đức Mẹ thông phần với Đức Kitô. Điều này dựa vào vai trò của Đức Mẹ là Êva Mới đối với Ađam, rõ ràng trong lời tiên tri của ông Simêon và sự hiện diện của Đức Mẹ trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Lễ Đức Mẹ Lên Trời là sự biến đổi cuối cùng của tội lỗi và sự chết.

  • 5. CON NGƯỜI KHÔNG CÔ ĐƠN
Người này sống tương quan với người khác. Đó là một trong những điều đầu tiên Kinh Thánh cho biết về con người. Ađam sống trong Vườn Địa Đàng, không thiếu thứ gì, có các bạn thụ tạo, nhưng “không tốt” cho ông sống “một mình”. Thế nên Thiên Chúa đã tạo nên Êva. Đức Kitô, Đấng là Con Người, “cần” tình bạn hoàn hảo của một người khác, đặc biệt là ở Thiên Đàng, như thần học gia Matthew Levering nói trong cuốn sách của ông đề cập vấn đề mông triệu. Đức Kitô không là Đấng Cứu Độ đơn độc. Theo thần tính, Ngài tận hưởng sự hiệp thông của Tam Vị Nhất Thể. Theo nhân tính, Ngài ngự trị trên trời cùng với Mẹ của Ngài.

  • 6. TÔN KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẬP TRUNG VÀO ĐỨC KITÔ
Đức Mẹ lên trời có nghĩa là không có thánh tích hoặc ngôi mộ của Đức Mẹ được tôn kính. Điều này có nghĩa là tôn kính Đức Mẹ là tập trung vào Đức Kitô, trái ngược với việc kết án của Tin Lành. Nhờ cuộc lên trời của Đức Mẹ, không thể nghĩ về Đức Mẹ mà không nghĩ tới Đức Mẹ trong tình trạng trọn vẹn hiện hữu của Đức Kitô ở trên trời.

  • 7. ĐỨC MẸ CÓ NHIỆM VỤ GIÚP ĐỠ CHÚNG TA
Theo Thánh Thomas Aquinas, mặc dù linh hồn trên Thiên Đàng không mất tầm nhìn tốt đẹp mà họ bị hạn chế vì không có thân xác. Ngài giải thích rằng linh hồn không có thân xác là ở trong tình trạng không bình thường, thiếu sự hoàn hảo, và chưa được tận hưởng sự viên mãn của niềm hạnh phúc. Thậm chí tầm nhìn tốt đẹp còn bị ảnh hưởng theo một cách nào đó. Cũng theo Thánh Thomas, mặc dù Thiên Chúa nhìn qua con mắt của trí tuệ, các linh hồn cần thân xác để thấy vinh quang của Ngài phản ánh nơi các thụ tạo khác. Cuộc lên trời của Đức Mẹ bảo đảm rằng Đức Mẹ không có giới hạn nào.

Có thân xác là điều quan trọng để Đức Mẹ được trao nguồn của nhiều quyền phép: Thiên Chúa Nhập Thể đã nhận máu thịt từ Đức Mẹ và qua thân xác Đức Mẹ mà Ngài sinh ra. Hệ quả của điều này là Đức Mẹ có mọi sự mà Mẹ cần để thấy các vấn đề của chúng ta – kể cả tiềm năng để nên thánh – và giúp chúng ta phát triển thành các Đức Kitô bé nhỏ (little Christs).

  • 8. VẺ ĐẸP HOÀN HẢO CỦA ĐỨC MẸ
Một điều ngụ ý khác về những gì đã nói trên đây là vẻ đẹp hoàn hảo của Đức Mẹ trên trời. Linh hồn Đức Mẹ không lìa khỏi thân xác. Vẻ đẹp đó trở nên Hiền Thê của Chúa Thánh Thần sống trong sự viên mãn của Đức Mẹ trên Thiên Đàng, thị kiến này được mô tả rõ trong sách Khải Huyền, chương 12. Đó là lý do mà Giáo Hội tôn kính Đức Mẹ hơn các thánh.

STEPHEN BEALE

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
http://thanhlinh.net/node/130820