Skip to main content

Im lặng đôi khi còn giá trị hơn cả vạn lời nói…

Im lặng đôi khi còn giá trị hơn cả vạn lời nói
A A+
color:
Im lặng đôi khi còn giá trị hơn cả vạn lời nói…
Khi mâu thuẫn đến, mỗi lời nói ra trong lúc không kiểm soát đều có thể trở thành những lưỡi dao gây tổn thương người khác. Bởi vậy, im lặng đôi khi còn giá trị hơn cả vạn lời nói.

Khi mâu thuẫn đến, mỗi lời nói ra trong lúc không kiểm soát đều có thể trở thành những lưỡi dao gây tổn thương người khác. Bởi vậy, im lặng đôi khi còn giá trị hơn cả vạn lời nói.


1. Khi bị xem nhẹ, đừng nói lời oán giận


Hãy nhớ kỹ rằng, trên đời này, người thực sự không coi thường bạn chính là người quan tâm đến bạn. Đến một ngày nào đó, bạn không còn quan trọng trong mắt họ thì nên cảm ơn họ, đừng oán giận.

Khi đối mặt với người xem nhẹ bạn, hãy suy nghĩ xem, có lẽ bởi vì bạn đã làm tổn thương họ, hay điều tốt mà bạn làm còn chưa đủ, hay người khác không cần thiết phải quá để tâm đến bạn… Dù bất kỳ ai đang xem nhẹ bạn thì oán giận cũng chỉ là vô ích, thậm chí còn khiến mối quan hệ tồi tệ hơn, mâu thuẫn xảy ra và dẫn đến kết quả xấu.


Im lặng

2. Khi bị người khác nhục mạ, đừng nói lời xằng bậy, vô nghĩa


Đời người không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khi bị người khác nhục mạ, rất nhiều người sẽ miên man suy nghĩ, khi bị cảm xúc bi quan chế ước, họ sẽ rất dễ suy đoán lung tung. Khi đó, người ta thường hành động và nói những lời vô nghĩa.

Vì vậy, khi bị người khác nhục mạ thì thái độ xử thế tốt nhất không phải là bất mãn, mà hãy tự suy xét lại bản thân mình, khách quan phân tích và tìm ra nguyên nhân bản thân bị nhục mạ là gì. Nếu điều đó có phần đúng thì nhờ đó bỏ tật xấu của mình.

Chúng ta nên nhớ rằng ngay cả những bậc hiền nhân lỗi lạc xưa nay có ai không bị nhục mạ, thù ghét, vu khống...? Họ còn bị bách hại cả mạng sống nữa. Chúng ta đã đủ tốt chưa để không bị người khác nhục mạ? Còn nếu chúng ta đang trên hành trình để nên tốt hơn thì còn quan tâm làm chi đến những lời nhục mạ ấy?


3. Khi ghen tị với người khác, đừng nói lời đồn đại


Ghen tị là một tật xấu mà rất nhiều người gặp phải. Ghen tức sẽ ảnh hưởng đến cả thân thể và tinh thần của một người. Nó sinh ra lòng thù hận, nói xấu, đặt điều, vu khống,...

Nếu bạn ước ao những điều tốt đẹp đến với mình thì hãy tự nhắc nhở bản thân làm việc tốt, suy nghĩ tốt, nói năng tử tế... Khi gặp gỡ với người hơn mình, thì đừng ghen tị, đố kỵ mà phao tin đồn để làm hại họ; hãy học hỏi nơi họ những đức tính tốt đó để thay đổi bản thân nên tốt hơn. Bởi vì thực ra hại người cũng chính là hại mình, giúp người là giúp mình.


heart

4. Khi được người khác khen ngợi, đừng nói lời ngông cuồng, ngạo mạn


Khi được người khác khen ngợi, khẳng định năng lực chính là vì bạn làm tốt một lĩnh vực nào đó; nếu chúng ta coi đó như một sự động viên khuyến khích, và đó là động lực để chúng ta thực hiện tốt hơn nữa công việc của mình, thì điều đó tốt.

Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu do đó chúng ta cần sự cộng tác với nhau, đừng nên vì những lời khen mà vội kiêu ngạo.

Trong cuộc sống rất cần những lời khen ngợi, nhưng đừng vì sự ngưỡng mộ, tán thưởng của người khác mà trở thành người ngạo mạn, tự đại mà mê lạc mất bản thân.

Người nói lời quá ngông cuồng, ngạo mạn thì chỉ nhận được sự chán ghét của người khác và họ sẽ dần dần rời xa bạn. Hãy nhớ kỹ rằng, để có được thành công, ngoài bản thân bạn ra còn có rất nhiều sự giúp đỡ từ người khác.

Người xưa có câu: “Nước có thể nâng thuyền lên, nhưng cũng có thể khiến thuyền bị lật”.


Tác giả: Khuyết Danh

+ Những điều quan trọng của cuộc sống
+ Chân dung của bạn