Skip to main content

Ơn nâng đỡ của Chúa

Giả sử mọi việc đều xảy ra như chúng ta ước muốn, liệu còn có lãnh vực nào đó mà chúng ta có rất ít quyền năng để làm chủ trên nó hay không?
A A+
color:
Ơn nâng đỡ của Chúa
Giả sử mọi việc đều xảy ra như chúng ta ước muốn, liệu còn có lãnh vực nào đó mà chúng ta có rất ít quyền năng để làm chủ trên nó hay không?

Chúng ta đã có dịp quan sát sự bất lực của thánh tông đồ Phaolô đối với các sức mạnh thiên nhiên từ bên ngoài, đối với hành vi cử chỉ của những kẻ khác, và ngay cả đối với những hành vi của chính bản thân. Ngài cảm nghiệm mình không làm điều tốt mà ngài muốn, nhưng cứ làm điều xấu mình không muốn. Nhưng chính trong những sự bất lực này, thánh Phaolô cũng cảm thấy được ơn Chúa nâng đỡ: "Ơn Ta đủ cho con". Ngài cảm thấy mình được mời gọi hãy luôn tin tưởng vào tình thương và ơn nâng đỡ của Chúa.

Phần chúng ta thì sao?

Giả sử mọi việc đều xảy ra như chúng ta ước muốn, liệu còn có lãnh vực nào đó mà chúng ta có rất ít quyền năng để làm chủ trên nó hay không?

Chúng ta hãy nhìn vào lãnh vực những cảm xúc và cảm giác của mình, chúng ta có tin là mình có thể làm chủ cho những cảm xúc và cảm giác này hay không?

Khi chúng ta bị ai đó coi thường, bị chạm tự ái, không được nhìn nhận như chúng ta nghĩ mình là và xứng đáng được như vậy, thì chúng ta có làm chủ được cơn giận và sự bực tức của chính mình hay không?

Chúng ta phản ứng như thế nào khi một ai đó nói điều gì làm chúng ta thực sự bất đồng, nhưng lại được kẻ khác hoan nghênh?

Tình cảm nào bộc phát khi chúng ta không đạt được điều mình ước muốn, chúng ta phản ứng ra sao?

Khi một điều gì đó mình đang có, chẳng hạn như một mối tương giao, một vật sở hữu hay một địa vị; khi một điều gì đó mình đang có bị đe dọa hoặc bị mất đi, chúng ta có làm chủ và dẹp tan được lòng ghen tị hay không?

Khi nhận ra một người nào đó có điều mà chúng ta không có hoặc đang ao ước, thế nào là những cảm giác nhất thời hay sâu đậm của bệnh hoang tưởng nổi dậy?

Khi chúng ta cảm nghiệm mình bị chống đối, chúng ta đã làm gì sai, có phải bởi vì họ không thích chúng ta hay là vì họ không biết những hành động trong quá khứ của chúng ta, họ có âm mưu chống lại chúng ta không?

Cảm nghĩ rằng mình còn thiếu sót, việc này có phá hủy lòng tự tín của chúng ta hay không?

Chúng ta có mang mặc cảm tội lỗi hay không?

Thế nào là những khát vọng, tham lam, lười biếng, mê ăn nơi chúng ta?

Chúng ta có cảm thấy sợ sệt người khác, nơi chốn hay sự việc gì hay không?

Chúng ta có cảm giác nhát đảm và buồn chán hay không?

Lo âu, áy náy, nhiều khi quấy rầy chúng ta ngay cả khi chúng ta hứa là không còn sống trong tình trạng như thế nữa. Còn về những tâm tình kiêu hãnh, những cảm xúc đang tạo nên rào cản giữa ta với Thiên Chúa, giữa ta với anh chị em, và ngay cả giữa chính chúng ta với bản thân tốt đẹp của mình, thì chúng ta có thái độ như thế nào?

Và cái cảm giác luôn luôn cho mình là đúng, khuynh hướng muốn đạt được danh vọng trong mọi việc, mặc dù chúng ta có thể kiềm chế, không để bộc lộ ra bên ngoài, nhưng vẫn âm thầm tác động bên trong tâm tư chúng ta, thì thử hỏi chúng ta có thái độ như thế nào đối với những cảm giác không tốt đẹp này, mặc dù những xúc cảm đó có thể chỉ lướt qua và chỉ vài cảm xúc nào đó hoành hành trong chúng ta nhiều và lâu hơn những cái khác, nhưng có ai hoàn toàn tự do khỏi những cảm xúc ấy không ?

Hầu hết những hành vi của chúng ta phát xuất từ phản ứng của chúng ta có đối với cuộc sống quanh mình, nhưng cho dù chúng ta không hành động vì và với những cảm xúc này, liệu những cảm xúc này có chịu nằm yên hay không?

Chúng ta có thể hướng những cảm xúc đó theo hướng khác và không cho chúng hoạt động, nhưng liệu chúng ta có đủ sức để giữ cho những cảm xúc đó không xảy đến hay không?

Chúng ta hãy cố nhận ra sự bất lực này trên những cảm xúc của chúng ta, nếu chúng ta có được trạng thái chấp nhận sự bất lực của mình, thì điều đó rất hữu ích để nhớ rằng chính ở giữa những sự bất lực đó, như kinh nghiệm của thánh Phaolô và khi ngài nhìn nhận sự bất lực đó. Chính ở giữa những sự bất lực này mà Chúa Giêsu đi vào trong cuộc sống của chúng ta như là một vì Thiên Chúa có sức nâng đỡ chúng ta và chữa lành chúng ta. "Ơn Ta đủ cho con".

* * *

Lạy Chúa là Cha chúng con. Trước khi thế gian được tạo thành, Cha đã chọn chúng con trong Chúa Giêsu Kitô để trở nên thánh thiện, tinh tuyền và sống trong tình yêu trước thánh nhan Cha. Xin cho chúng con luôn xác tín rằng chúng con đã trở thành con cái của Cha nhờ Chúa Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần, để hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời của Cha đã ban tặng cho chúng con.

Trích từ : Ánh Sáng Thế Gian
http://vntaiwan.catholic.org.tw/thegian/thegian42.htm

+ Hãy dâng lời ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa
+ Lắng Nghe những âm thanh cuộc sống