Skip to main content

Nhờ Ơn Chúa

Ơn Chúa bao la nhưng phải có sự hợp tác của chúng ta.
A A+
color:
Nhờ Ơn Chúa
Ơn Chúa bao la nhưng phải có sự hợp tác của chúng ta.


“Hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48).

Hoàn thiện ư? Chúng ta luôn bị áp lực càng ngày càng hoàn thiện hơn, dĩ nhiên là theo tiêu chuẩn của thế giới. Mức độ khá hơn, công việc tốt hơn, nhà cửa khang trang hơn,… Bạn bè của chúng ta tiếp tục đẩy biên độ của mức hoàn thiện mà chúng ta có thể hoàn tất, chúng ta có thể phải mau lẹ với bất kỳ ai.

Mục-đích-không-thể-đạt-được này có giá của nó. Luôn so sánh, luôn đánh giá, luôn chỉ trích. Cái gì trì hoãn con người? Vì có quá nhiều khuyết điểm và phán đoán sai lầm!

Khi chúng ta nghĩ như vậy, nó trở thành vấn đề nan giải. Chúng ta đánh mất chính mình vì những mục đích đó. Các đặc điểm duy nhất và các mối quan tâm của chúng ta phải chịu hy sinh vì mục đích hoàn thiện. Chúng ta luôn được nhắc nhở về việc không đủ khả năng thành công.

Kết thúc ở đâu? Mặc cảm, trầm cảm, và có thể thậm chí là tự tử (điều Chúa cấm ngặt). Chúng ta vô vọng khi đối mặt với sự yếu đuối của chúng ta.

Và Ngài nói với chúng ta: “Ơn Ta đủ cho con, vì sức mạnh được hoàn thiện ngay trong sự yếu đuối”. Thánh Phaolô đã kinh nghiệm: “Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12:9-10).

Tạ ơn Chúa đã yêu cầu sự hoàn thiện khác đối với chúng ta: Hoàn thiện trong việc từ bỏ mình để theo Ngài. Ngài ban đủ mọi ơn cho chúng ta. Chúa không đòi hỏi chúng ta hoàn thiện ngay trên thế gian này, nhưng Chúa đòi hỏi chúng ta sống khiêm nhường và theo Ngài: “Hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11:28). Khi chúng ta vấp ngã, Chúa ban ơn giúp chúng ta đứng dậy.

Nhưng đối với những người không nhận biết Ơn Chúa thì sao? Giáo hội có quyền gì đòi hỏi ai đó tiếp tục chịu đau khổ khi họ thiếu hy vọng? Hợp tác trong việc tự tử là trái ngược với luật luân lý (Giáo lý Công giáo).

Tự tử không là quy tắc tôn giáo. Vả lại, Giáo hội coi đó là một phần của luật tự nhiên, nghĩa là luật được khắc sâu trong lòng mọi người. Thật vậy, để phạm trọng tội tự tử, người ta có thể từ khước mọi giá trị khả dĩ giữ lại sự sống của họ. Điều này không dễ, nhưng là điều chính yếu phải vượt qua. Giáo hội cho thấy sự thật bằng cách đưa ra cách đối lập.

Cuộc đời thật rắc rối. Nó có thể khó khăn nhận biết các triệu chứng đối với những người được yêu thương mà “nhiễm” tư tưởng tự tử. Không đủ thời gian để được giúp đỡ, hoặc không thể chấp nhận sự giúp đỡ.

Chúng ta không nên thất vọng về ơn cứu độ của những người đã hủy hoại chính mạng sống mình. By ways known to him alone, Thiên Chúa có thể cung cấp cơ hội để có cách ăn năn hữu ích. Giáo hội cầu nguyện cho những người đã tự hủy hoại sự sống của mình lives (Giáo lý Công giáo).

Giáo hội dạy rằng khi việc tự tử trái ngược về luân lý đối với luật tự nhiên, tội lỗi có thể được giảm nhẹ bằng những hoàn cảnh liên quan việc tự tử. Có thể khó đối với những người giả vờ tạo sự cần thiết để có những cách giúp đỡ. Ơn Chúa bao la nhưng phải có sự hợp tác của chúng ta. Khi cuộc đời ai đó bị lệch lạc bởi các cảm xúc bất xứng, đó có thể là bước bất khả thi. Nhưng nhờ lời cầu nguyện, mọi thứ đều khả dĩ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người thiếu cảm giác xứng đáng, để Thiên Chúa có thể mở lòng họ hướng tới cái đẹp của họ và giá trị vô hạn trong vòng tay của Đức Kitô.

Quả thật, đúng như Chúa Giêsu đã nói: “Không có Thầy, anh chị em chẳng làm gì được” (Ga 15:5).

Trầm Thiên Thu
(Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)
http://tinmung.net/docgia/_SuyTu/2012/Nho-on-Chua.htm

+ Khiêm nhường
+ Tình Yêu mạnh hơn sự chết